logo

Tất tần tật về Câu bị động trong Tiếng Anh

Trong tiếng Anh, người ta rất hay dùng câu bị động. Khác với ở câu chủ động chủ ngữ thực hiện hành động, trong câu bị động chủ ngữ nhận tác động của hành động. Câu bị động được dùng khi muốn nhấn mạnh đến đối tượng chịu tác động của hành động hơn là bản thân hành động đó. Thì của động từ ở câu bị động phải tuân theo thời của động từ ở câu chủ động.

Cấu trúc          

Câu chủ động: Subject + Verb + Object

Câu bị động: Subject + Verb + By Object

Ví dụ:

– My mother is watching The Voice on TV.

Mẹ tôi đang xem the Voice ( giọng hát Việt) trên ti vi.

=> The Voice is being watched on TV by my mother.

Giọng hát Việt đang được xem trên ti vi bởi mẹ tôi.

[LỜI GIẢI CHUẨN] Câu bị động

Mục lục nội dung

I. Các bước chuyển câu chủ động sang bị động trong thì tiếng Anh

S + V + O
=> S + be + V3/ed + by O

Bước 1: Tân ngữ của câu chủ động làm chủ ngữ trong câu bị động

Ex: They eat bread on Monday
→ Bread is eaten on Monday

Tân ngữ của câu chủ động là "bread" bây giờ đã trở thành chủ ngữ trong câu bị động.

Bước 2: Chia động từ cho câu bị động theo các thì khác nhau

[LỜI GIẢI CHUẨN] Câu bị động (ảnh 2)

Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành "by + tân ngữ" trong bị động

Lưu ý:

  • Không dùng "By + tân ngữ" nếu chủ ngữ trong câu chủ động có tính mơ hồ, chung chung (people, something, someone, they, he, she).
  • Riêng các đại từ: I, you, he... thì tùy theo câu, nếu thấy không cần thiết thì có thể bỏ.

Ex: They mended this street.
→ This street was mended.

Bước 4: Vị trí của trạng ngữ trong câu bị động

  • Nếu có yếu tố thời gian thì để nó sau "by"
  • Nếu có yếu tố nơi chốn thì để nó trước "by"
    Nơi chốn + BY + Thời gian
    ​​​Ex: Mr Xuan built this house in Ca Mau in 2000.
    → This house was built in Ca Mau by Mr Xuan in 2000.
  • Nếu có trạng từ chỉ thể cách thì để nó đứng giữa BE và V3/ed.
    Ex: Scientists have studied the problem carefully.
    → The problem has carefully been studied by scientists.

Bước 5: Nếu có "No" đầu câu thì làm như bình thường, xong đổi sang phủ định

Ex: Nobody visited Lan.
→ Lan wasn’t visited.


II.Bị động ở dạng câu hỏi


1. Câu hỏi Yes/No

B1: Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định

Did Sam borrow my book?

=> Sam borrowed my book.

B2: Chuyển câu khẳng định trên sang câu bị động

My book was borrowed by Sam. 

B3: Chuyển câu bị động trên về dạng nghi vấn bằng cách chuyển trợ động từ lên trước chủ ngữ.

Was my book borrowed by Sam? 


2. Câu hỏi có từ để hỏi Wh-question

B1. Chuyển từ câu hỏi sang câu khẳng định

What did Tom buy?  => Tom bought what. 

B2. Chuyển câu khẳng định trên sang bị động

What was bought by Tom.

B3. Chuyển câu bị động thành câu hỏi, lúc này giữ nguyên vị trí vì What đã là chủ ngữ trong câu

What was bought by Tom?


3. Câu bị động với các động từ chỉ quan điểm, ý kiến như: think/ say/ suppose/ believe/ consider/ report…

Ví dụ: 

People think she bought the flower in the opposite store. 

→ It is thought that she bought the flower in the opposite store.

     She is thought to have bought the flower in the opposite store.


4. Câu bị động với các động từ chỉ giác quan như: see, hear, watch, look, notice,….

S + P2 + Sb + Ving. (nhìn/ xem/ nghe… ai đó đang làm gì)

Diễn tả hành động đang xảy ra bị 1 hành động khác xen vào hoặc việc ai đó chứng kiến người khác làm gì và chỉ thấy 1 phần của hành động. 

Ví dụ:

He watched them playing basketball. 

→ They were watched playing basketball. 

S + P2 + Sb + V. (nhìn/ xem/ nghe… ai đó làm gì)

Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.

eg: I heard her cry.

→ She was heard to cry. 


5. Khi câu chủ động là câu mệnh lệnh

Khẳng định: 

                           V + O                     Let + O + be + P2

Phủ định:

                           Don’t  + V + O                Don’t let + O + be + P2

Ví dụ:

Do the exercise!

→ Let the exercise be done!

Don’t leave her alone!

→ Don’t let her be left alone!

* Câu mệnh lệnh chủ động cũng có thể chuyển thành bị động với SHOULD trong một số tình huống:

Ví dụ:

Don’t use the telephone in case it breaks down.

–> The telephone shouldn’t be used in case it break down.

Trong trường hợp câu chủ động có 2 tân ngữ, thì chúng ta có thể viết thành 2 câu bị động.
Ví dụ:
Active Professor Villa gave Jorge an A. (Giáo sư Villa chấm cho Jorge một điểm A)
Passive An A was given to Jorge by Professor Villa. (Một điểm A được chấm cho Jorge bởi giáo sư Villa)
Passive Jorge was given an A. (Jorge được chấm một điểm A)


III. Một số cấu trúc câu bị động dạng đặc biệt thường gặp


1. Chuyển câu chủ động có sử dụng to-V thành bị động: S + V + Sb + to V + O  

* Cách 1: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động cũng chính là chủ ngữ trong câu bị động: 

S + V + to be + P2 + (by Sb)

Ví dụ: 

I want you to teach me    

–> I want to be taught by you.

* Cách 2: Nếu tân ngữ sau to V trong câu chủ động khác với chủ ngữ trong câu bị động: 

S + V + O + to be + P2 + (by Sb)

Ví dụ: 

I want him to repair my car    

–> I want my car to be repaired by him

* Cách 3: Có thể dùng Sb trong câu chủ động làm Chủ ngữ của câu bị động: 

Sb + be + P2 + to V + O

Ví dụ:

People don’t expect the police to find out the stolen money.

–> The police aren’t expected to find out the stolen money.


2. Cấu trúc: S + V1 + V-ing + O + …    

=>  S + V + (that) + O + should be + P2 + …

eg: She suggests drinking wine at the party.

–> She suggests that wine should be drunk at the party.


3. Cấu trúc: S + V1 + Sb + V-ing + O    

=>   S + V + being + P2 + O

Ví dụ:

She remember people taking her to the amusement park.  

-> She remember being taken to the amusement park.


4. Chuyển câu chủ động dùng động từ nguyên thể không có to sau các V chỉ giác quan thành câu bị động, đổi V thành to V khi chuyển sang bị động:

S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V + O

=> S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught  … + to V + O

Ví dụ:

I sometimes see him go out.    

-> He is sometimes seen to go out.


5. Chuyển câu chủ động có V-ing sau các V chỉ giác quan sang bị động, khi chuyển sang bị động, V-ing vẫn giữ nguyên là V-ing:

S + see / taste/ watch / hear / look / catch … + Sb + V-ing + O

=> S + be + seen / tasted/ watched / heard / looked / caught …+ V-ing + O

Ví dụ:

I see him bathing her dog now.         

-> He is seen bathing her dog now. We heard her singing loudly . 


6. Cấu trúc bị động với câu giả định: It + be + adj + to V + O


=> It + be + adj + for + O + to be + P2 ….

Ví dụ:

It’s very difficult to study Japanese.    

-> It’s very difficult for Japanese to be studied.


7. Cấu trúc: It + be + my/ your/ his/ her/ their/ our… + duty + to-V + O

=> I/ You/ He/ She/ They/ We + be + supposed + to V + O

Ví dụ:

It’s their duty to do this job.  

–> They are supposed to do this job.


8. Mẫu câu chủ động với “to let” khi chuyển sang bị động nên được thay thế bằng dạng bị động của allow + to V:

S + let + … + V        

=> Sb + be + allowed + to V …

Ví dụ:

She let him enter the room.

–> He was allowed to enter the room.


9. Cấu trúc: Sb + need / deserve + to V + Sth + …

=> Sth + need/ deserve + V-ing …

Ví dụ:

We need to water the flowers everyday.

–> The flowers need watering everyday.

icon-date
Xuất bản : 17/11/2021 - Cập nhật : 21/11/2021