logo

Câu 16.9. Những trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hoá? Giải thích.

icon_facebook

Câu 16.9. Những trường hợp nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hoá? Giải thích.

a) Cho một mẫu sodium vào dung dịch copper(II) sulfate.

b) Nhúng một thanh kẽm vào dung dịch silver nitrate.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch iron(III) chloride.

d) Cho nước vào hỗn hợp bột magnesium, sắt và muối ăn.

e) Trộn bột Zn vào bột CuSO4.

Lời giải

a) Không có ăn mòn điện hoá.

b) Zn(s) + 2Ag+(aq) → Zn2+(aq) + 2Ag(s)

Bạc sinh ra (ở cathode) bám trên thanh kẽm (ở anode), cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li nên xảy ra ăn mòn điện hoá.

c) Fe(s) + 2Fe³+(aq) → 3Fe2+(aq), không có cặp hai kim loại hay kim loại phi kim nên không xảy ra ăn mòn điện hoá.

d) Mg đóng vai trò là anode, Fe đóng vai trò là cathode, nước hoà tan NaCl tạo thành dung dịch chất điện li, nên xảy ra ăn mòn điện hoá.

e) Ở dạng rắn, hai chất không phản ứng với nhau, không đủ điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá.

icon-date
Xuất bản : 09/09/2024 - Cập nhật : 09/09/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads