logo

Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng

Trong rừng cây có rất nhiều muôn vật, mỗi loài lại mang vẻ riêng của mình. Mỗi buổi sớm mai, chúng đều chùng nhau so tài, cùng nhau khoe tiếng, khoe tài, khoe sắc. Với sự liên tưởng ngộ nghĩnh khi quan sát cảnh tượng ấy, nhà văn đã phác họa nên một buổi sáng vui nhộn, nô nức nơi rừng xanh. Sau đây mời thầy cô và các bạn cùng tham khảo bài văn mẫu Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng


Hướng dẫn Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng


Ngày hội rừng xanh

"Chim gõ kiến nổi mõ

Gà rừng gọi vòng quanh

Sáng rồi, đừng ngủ nữa

Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, trúc thổi nhạc sáo

Khe suối gảy nhạc đàn

Cây rủ nhau thay áo

Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa

Khướu lĩnh xướng dàn ca

Kì nhông diễn ảo thuật

Thay đổi hoài màu da.

Nấm mang ô đi hội

Tới suối, nhìn mê say:

Ơ kìa, anh cọn nước

Đang chơi trò đu quay!"

Hướng dẫn Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng

Cách đọc bài như sau:

Mỗi khổ thơ đều gồm hai cặp câu, ở trong mỗi cặp câu thường có hai câu đối thanh với nhau ở tiếng cuối, vậy nên chúng ta cần nhấn ở những tiếng đối thanh ấy.

Ví dụ như ở 4 câu đầu chúng ta cần nhấn: 

"Chim gõ kiến nổi mõ

Gà rừng gọi vòng quanh

Sáng rồi, đừng ngủ nữa

Nào, đi hội rừng xanh!

Cảm thụ văn học bài ngày hội rừng"


Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng

Trong rừng cây có rất nhiều muôn vật, mỗi loài lại mang vẻ riêng của mình. Mỗi buổi sớm mai, chúng đều chùng nhau so tài, cùng nhau khoe tiếng, khoe tài, khoe sắc. Với sự liên tưởng ngộ nghĩnh khi quan sát cảnh tượng ấy, nhà văn đã phác họa nên một buổi sáng vui nhộn, nô nức nơi rừng xanh. 

Cảm thụ văn học bài Ngày hội rừng

Mỗi loài vật lại đóng góp vẻ riêng của mình cho khu rừng xanh ấy. Với cái mỏ lớn, chú chim gõ kiến luôn dùng nó gỗ vào các thân cây để tìm sâu. Hình ảnh ấy, làm ta hình dung tới người “nổi mõ” – là người nổi lên hiệu lệnh để ra hiệu đại hội đã bắt đầu (tiếng mõ ngày xưa giống như tiếng kèn hay tiếng trống ngày nay). Những chú gà rừng cùng nhau gáy thật to báo hiệu trời đã sáng, thúc dục muôn loài hãy mau mau thức dậy. Gió nổi lên, cùng với đó tre, trúc đang đua nhau thổi sáo. Khe suối cũng chẳng kém cạnh, nó kêu lên tiếng rì rầm, nhưng êm ru một điệp như đang “gảy nhạc đàn”. Những cành cây đã rủ nhau rũ bỏ màu lá vàng, khoát trên mình bao cành lá tươi non. Chú công có bộ lông sặc sỡ múa những điệu thật hấp dẫn nên được coi là “dẫn đầu đội múa”. Khướu có tiếng hót thảnh thót, vang lên như người “lĩnh xướng” , chỉ đạo và dẫn dắt cả dàn đồng ca. Kì nhông cứ hễ chút là lại thay đổi sắc màu, biến hóa hấp dẫn như đang diễn ảo thuật, khiến bao loài phải trầm trồ. Nấm có những chiếc ô xòe trông rất xinh xắn, cùng rủ nhau tới vui chơi ngày hội. Cuối cùng, cọn nước hiện lên với chiếc bánh xe to lớn, cứ xoay đều đặn, như những chiếc đu quay trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu làm sao.  

---------------------------------------------

Trên đây, Toploigiai đã hướng dẫn cho các bạn cách cảm thụ bài Ngày hội rừng và bài văn mẫu Cảm thụ bài Ngày hội rừng. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn đạt kết quả tốt trong các kì thi sắp tới.

icon-date
Xuất bản : 29/01/2023 - Cập nhật : 03/07/2023

Tham khảo các bài học khác