logo

Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta

Đã có rất nhiều những bài thơ, những câu hát ca ngợi vẻ đẹp trung hậu, kiên cường của người nông dân Việt Nam. Với đề bài Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta các em hãy cùng cùng Toploigiai khám phá nhé. 


Khái quát giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Hạt gạo làng ta 

Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta

     Bài thơ Hạt gạo làng ta được in trong tập Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác những năm 1969 khi đất nước ta đang phải gồng mình chiến đấu với đế quốc Mỹ. Thời điểm đó nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ mới 11 tuổi nhưng cậu bé ấy đã có những suy nghĩ rất trưởng thành, chín chắn. Toàn bài thơ là hình ảnh hạt gạo nhỏ bé, trắng ngần nhưng là tinh tuý của quê hương, đất nước. Hạt gạo cũng là kết tinh cho sức lao động không biết mệt mỏi của con người lao động Việt Nam trong những năm bom đạn bắn phá khốc liệt. Thông qua đó nhà thơ gián tiếp bày tỏ tình yêu và sự tự hào với truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, của con người dân tộc Việt Nam. Những vần thơ ngắn gọn nhưng được chọn lọc bởi những hình ảnh giàu sức gợi, nhịp điệu nhanh, tươi vui, rộn ràng, phép so sánh, điệp từ đã góp phần diễn tả thành công giá trị thông điệp của bài thơ. 


Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta 

Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta ảnh 2

     Chẳng phải ngẫu nhiên bài thơ Hạt gạo làng ta được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất mọi thời đại. Cũng chẳng phải ngẫu nhiên bài thơ được phổ nhạc và luôn được mọi thế hệ con người Việt Nam yêu thích. Bài thơ không chỉ khẳng định giá trị của hạt gạo quê hương mà qua đó còn thể hiện vẻ đẹp của phẩm chất người nông dân Việt Nam trong bom đạn. Điều đầu tiên người đọc cảm nhận được qua hình ảnh hạt gạo là những con người lao động luôn tần tảo một nắng hai sương ngoài đồng ruộng : “có mưa tháng bảy”, “có bão tháng ba”. Để có được hạt gạo thơm ngon, trắng ngần, người nông dân đã phải vất vả biết chừng nào, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, bao nhiêu gian khó không đếm xuể. Dù cho bão táp, mưa dầm, nắng rọi làm cho nước như người nấu, họ vẫn không quản nặng nhọc, chịu khó, siêng năng làm lụng chỉ để mong có một vụ mùa bội thu, cuộc sống đầy đủ hơn, no đủ hơn. Canh tác trong điều kiện bình thường đã khó, trong những năm bom đạn chiến tranh còn khó khăn gấp nhiều lần. Bom giặc Mỹ liên tục ném xuống cánh đồng, tàn phá mùa màng của con người. Thế nhưng những người lao động vẫn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách, dù có nguy hiểm trước mắt nhưng họ vẫn không lùi bước để có được “bát cơm mùa gặt/ thơm hào giao thông”. Người lao động thật sự đã trở thành hậu phương vững chắc, là động lực cổ vũ tinh thần chiến đấu cho người lính ngoài chiến trường. Qua bài thơ người đọc thấy được vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, dũng cảm, kiên cường. Đồng thời cũng đồng cảm với sự trân trọng, tự hào, biết ơn của nhà thơ với những người lao động đã làm ra hạt gạo quý báu dâng cho cuộc đời.

--------------------------------

Trên đây là hướng dẫn viết đoạn văn nêu Cảm nhận được gì về phẩm chất của người nông dân Việt Nam trong bài Hạt gạo làng ta. Qua văn bản hẳn mỗi chúng ta đều cảm thấy tự hào, biết ơn những người nông dân đã vất vả một nắng hai sương trên cánh đồng để làm ra hạt gạo dẻo thơm dâng cho cuộc đời.

icon-date
Xuất bản : 30/08/2023 - Cập nhật : 30/08/2023