logo

Cảm nhận bài thơ Việt Bắc


Cảm nhận bài thơ Việt Bắc

Cảm nhận bài thơ Việt Bắc  | Văn mẫu 12 hay nhất 

“Đất khách mười mùa sương

về thăm quê ngoảnh lại

Ê- đô là cố hương”

      Nhà thơ Ba-sô từng một mình nơi đất khách những mười mùa sương, lúc ra đi ông đã nhớ thương mà coi đây như chính quê hương của mình. Cũng như vậy, Tố Hữu từng gắn bó máu thịt với quê hương Việt Bắc và niềm thương nỗi nhớ trong hoàn cảnh phải chia tay, kẻ ở- người đi đã thôi thúc ông viết lên khúc hát ân tình mang tên Việt Bắc. Bài thơ vừa là nỗi lòng bịn rịn, bâng khuâng dẫn người đọc vào không khí ân tình, ân nghĩa của vừa là tâm trạng hoài niệm của ước vọng và tin tưởng.

       Mở đầu bài thơ Việt bắc là cuộc chia tay đầy lưu luyến:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. . . ”

       Cặp xưng hô mình -ta như làm bật tình sâu nghĩa nặng của cán bộ và người dân. Bốn câu thơ đầu là lời của người ở, là tiếng lòng người dân Việt bắc đầy thiết tha rằng người chiến sĩ có còn nhớ những năm tháng đã cùng gắn bó. Đáp lại là ân tình đó là những chiến sĩ với tấm lòng luyến lưu. Nghệ thuật hoán dụ hình ảnh “áo chàm” chính là màu áo đã nhuộm trời trong buổi tiễn đưa các chiến sĩ về với thủ đô. Họ nắm chặt tay nhau mà không một lời thề hẹn, cái nắm tay như níu giữ, cái nắm tay như trao hơi ấm, mở ra cả một trời cảm xúc để hiểu lòng nhau.

       Thế rồi  những kỉ niệm trong mười lăm năm thiết tha mặn nồng ấy ùa về:

“Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

       Mai người chiến sĩ về xuôi có nhớ đến chiến khu tràn đầy những niềm yêu thương cưu mang đùm bọc của nhân dân nơi đây. Gánh nặng lập chiến công có khó khăn, có chông gai đến mấy đã có nhân dân cùng gánh vác. Thiên nhiên và cả đất trời như héo mòn, đến rụng và già khi những người chiến sĩ ra đi. Đến đây tâm trạng bâng khuâng, bịn rịn càng ngân vang vào trong lòng người những nhớ thương không muốn rời. Mỗi địa danh được nhắc tới là mỗi chiến thắng rộn vang.

       Trước những lời chia tay thương nhớ thiết tha ấy, người chiến sĩ bày tỏ nỗi nhớ niềm thương với miền ngược:

“Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu. . .

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi. . .

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô

Nhớ sao lớp học i tờ

Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa. . . ”

       Dù bước chân người đi nhưng hoài niệm về một trời nhớ thương còn ở lại. Những kỉ niệm tình cảm, nghĩa tình cứ dào dạt, ào ạt đến mãi mãi. Những chiến binh luôn giữ trọn lời thề thủy chung, nghĩa tình với người dân Việt Bắc. Từng bữa cơm, từng gian khổ đã qua và kỉ niệm những bữa ăn mừng chính là sợi dây thắt chặt tình cảm của những con người hai miền xuôi ngược. Người Việt Bắc tình cảm, yêu thương, người Việt Bắc cần mẫn, gia lao mãi là góc nhỏ yêu thương trong trái tim những người ra đi. Qua đây ta thấy được cái “tình” vô cùng nồng ấm và tha thiết của những người miền xuôi ngược.

       Đoạn thơ vẽ lên bức tranh sơn mài của thiên nhiên Tây Bắc đẹp mơ màng:

“Ta về, mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

       Đoạn thơ bắt đầu với câu hỏi như đong đầy những nhớ thương. Thiên nhiên bước vào mùa đông với sắc xanh của rừng và màu đỏ tươi của hoa chuối. Đến mùa xuân, Việt bắc đẹp mơ màng trong sắc trắng tinh khôi của hoa rừng với con người say mê lao động. Hè đến, nắng đổ vàng trời rừng phách. Sang thu, Tây Bắc dịu dàng dưới ánh trăng, để thương để nhớ qua khúc hát ân tình thủy chung. Thiên nhiên có phải đang dang tay níu giữ bước chân người ra đi.Thế rồi hàng loạt những địa danh gắn liền với những hoạt động cách mạng của những người chiến sĩ được nhà thơ liệt kê ra:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà. . . ”

        Những núi đá không ngại bom đạn, mưa rơi, đứng hiên ngang che chở cho người chiến sĩ và nhân dân khỏi những bom đạn của quân thù. Dù người có đi thì tình còn ở lại, dù người có xa thì hoài niệm về những ngày chinh chiến vẫn còn mãi.

“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. ”

       Ánh sao có thể là ánh sáng soi những bước đường hành quân, cũng có thể là những chiến binh đang ngày đêm trên mặt trận còn mũ nan chính là những người dân quân Việt Bắc. Họ cùng chung ý chí, cùng chung gan góc và quyết đoán để chuẩn bị cho cuộc chiến cuối cùng. Mỗi chiến binh là một ngôi sao lấp lánh ánh sáng của Đảng, ánh sáng của lòng quyết tâm và ý chí bền bỉ làm bừng sáng cả bầu trời Việt bắc. Họ hừng hực tinh thần chiến đấu, họ mang đến ánh sáng của những ngày tự do và không khí của chiến thắng. Đã bao đêm ta phải chìm dưới bùn đen, sống trong tối đen của màn đêm thì tương lai tự do và dân chủ không còn xa, hướng đến cuộc sống của hạnh phúc và niềm tin. xa nữa. Bọn giặc kia sẽ bị đánh bại trả lại cho nhân dân ta một cuộc sống tự do và toàn vẹn lãnh thổ. Tin vui ấy vui trăm mình.

      Cuối cùng, nhà thơ cất lên những niềm tự hào về dân tộc với biết bao nhiêu việc bàn luận ở hang động núi rừng:

"Ai về ai có nhớ không?

Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang.

Nắng trưa rực rỡ sao vàng

Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công

Ðiều quân chiến dịch thu đông

Nông thôn phát động, giao thông mở đường

Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu. . .

Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn giống nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.

Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào”.

        Về với Hà Nội mà lòng bâng khuâng nhớ đến những ngày tháng cùng nhau kháng chiến. Đoàn quân đã thắng lợi vẻ vang và đầy tự, kiêu hãnh. Gian nan bao nhiêu thì ý chí càng phải mạnh mẽ bấy nhiêu, hãy cứ trông về xuôi mà nuôi chí bền. Vì ý chí quyết tâm sẽ làm nên bản lĩnh thôi thúc phải cầm súng chiến đấu và thắng trận. Bao nhiêu khó là bấy nhiêu tình. Bao nhiêu nghĩa tình, bao nhiêu ngày tháng cùng sống và chiến đấu đang dào dạt thành kỉ niệm để vỡ òa trong nức nở níu bước chân không muốn rời xa. Qua đây, một lần nữa tình quân dân thật gắn bó và đong đầy thương yêu. Chiến thắng còn ghi dấu công lao to lớn của nhân dân Việt Bắc anh hùng.

Các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021