logo

Soạn bài: Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác phẩm Việt Bắc

Soạn văn 12: Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm

Câu 1 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Việt Bắc (Tố Hữu) – Phần 2: Tác phẩm (chi tiết)

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ và sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình.

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định rời chiến khu việt bắc để trở lại thủ đô. Suốt 10 năm gắn bó, Việt bắc thực sự đã trở thành 1 phần máu thịt, một kỉ niệm không thể quên trong cuộc đời nhiều người, trong đó có nhà thơ Tố Hữu.

- Cả bài thơ mênh mang nỗi nhớ, sự lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi. Ta nhớ mình hay mình nhớ ta, ta với mình lúc nhập lúc tách, tuy hai mà một, được nhà thơ vận dụng đầy tài tình để miêu tả mối tình hiếm có giữa người chiến sĩ cách mạng và người dân Việt Bắc.

- Bài thơ được kết cấu theo lối đối đáp với cặp đại từ mình – ta, khiến lời thơ như khúc hát giao duyên giữa kẻ ở lại và người ra đi vậy.

Câu 2 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên thông qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình:

a. Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc

- Vẻ đẹp ấy được nhà thơ cảm nhận qua từng khoảnh khắc khác nhau của một ngày, mỗi khoảnh khắc là một nét chấm phá đặc biệt riêng.

+ Sáng thì bảng lảng sương sớm “Nhớ từng bản khói cùng sương” Sương quyện hòa với khói bếp, tạo thành một bức tranh mờ ảo hư hư thực thực vô cùng quyến rũ.

+ Chiều đến lại được đặc tả bằng cái nắng, nắng chiếu đầy lưng nương, thứ nắng vàng như mật ong thấm đưỡm từng sườn đồi, như reo vang trước cảnh vàng đồng lúa bội thu.

+ Tối hiện lên bập bùng với bếp lửa, với ánh sáng đỏ hồng đầy sức sống mang lại hơi ấm giữa núi rừng vùng cao.

- Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc còn được cảm nhận rõ nét hơn thông qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa. Đó là một bức tranh tứ bình đặc sắc, thể hiện tài nghệ dựng hình, tả cảnh vô cùng khéo léo của nhà thơ.

+ Bắt đầu là mùa đông với rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Cặp màu xanh – đỏ hiện lên đầy nổi bật, nó như làm bừng lên sức sống mới, hơi thở mới đầy mạnh mẽ giữa ngày đông giá rét, đó cũng là niềm tin là hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

+ Bức tranh chuyển sang xuân với mơ nở trắng rừng. Sắc trắng tinh khôi của hoa mơ như làm bứng sáng cả bức tranh thiên nhiên mùa xuân, sắc trắng như báo hiệu một khởi đầu mới đầy tinh khiết mà cả dân tộc sắp bắt đầu, một mùa xuân mới đã về với quê hương đất nước.

+ Hè về không chỉ với màu sắc mà còn rộn lên những âm thanh tươi vui, náo nhiệt của tiếng ve kêu. Ve kêu như một âm thanh báo hiệu, một tiếng tù và, một lời giục giã, kéo theo sự chuyển màu hàng loạt của rừng phách.

+ Trời về thu với khung cảnh tĩnh lặng, thanh bình, đầy mộng mơ, rất hợp với những cuộc giao duyên ta với mình mình với ta.

b. Vẻ đẹp của con người Việt Bắc

- Đó là những con người cùng chia sẻ những gian nan thiếu thốn với cách mạng:

“Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

- Là những người lạc quan, yêu đời, dù có khó khăn như thế nào vẫn quyết không thay lòng, gắn bó với cuộc chiến:

“Gian nan ta vẫn ca vang núi đèo”

- Họ còn là những người thủy chung, ân tình ân nghĩa, sống trước sau như một:

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

- Những con người nơi núi rừng Việt Bắc ấy còn hang say lao động, tần tảo vất vả, chịu thương chịu khó:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Câu 3 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu, vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến đã được Tố Hữu khắc họa cụ thể như sau:

a. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu:

- Người dân nơi đây sẵn sàng hi sinh, không ngại khó, ngại khổ, bao nhiêu thử thách của thiên nhiên, họ dùng bấy nhiêu tinh thần, ý chí cách mạng để tìm cách vượt qua, khắc phục.

+ Thiên nhiên là mưa nguồn suối lũ, là mây mù sớm chiều.

+ Thiếu thốn từ bát cơm cho đến manh áo mặc, nhưng họ sẵn sàng sẻ nửa bát cơm, chia đôi mảnh áo cho nhau.

+ Khi thì lại trực tiếp tham gia đánh giặc, cả rừng cây núi đá cùng nhau hợp sưc lại cản trở bước tiến của kẻ thù.

- Khi ra trận, họ tỏ rõ sức mạnh, với những bước đi điệp điệp trung trùng, làm rung chuyển cả núi rừng. Bước chân mạnh mẽ ấy thể hiện rõ ý chí, sức mạnh của họ.

- Kết quả của tất cả những cố gắng, nỗ lực ấy là tin vui chiến thắng trăm miền cùng báo về với một âm điệu vui vẻ, tươi vui, náo nhiệt tràn đầy sức sống.

b. Việt Bắc còn là niềm tin về tương lai tươi sáng, về tương lai của đất nước.

Câu 4 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

- Ta nhận thấy rõ nét nhất là ở thể thơ lục bát mà Tố Hữu hay sử dụng. Nhà thơ vận dụng tài tình thể thơ truyền thống này của dân tộc để diễn tả những tình cảm mới của thời đại mới. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy âm vang những câu ca dao, dân ca, những vần thơ Kiều đầy trìu mến. Được bồi đắp từ nhỏ với những lời ru của bà, của mẹ, lục bát Tố Hữu mang nặng âm hưởng của tiếng ru từ ngàn đời ấy, tiếng ru đã nuôi lớn mỗi người con đất Việt, bởi vậy, mỗi lần đọc lục bát của Tố Hữu ta như được đắm mình lại tuổi thơ, đắm mình vào cội nguồn văn hóa của dân tộc. Chính thể thơ trữ tình này đã khiến nhà thơ thể hiện được những lưu luyến của người đi và người ở trong bài thơ.

- Ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng cũng là thứ ngôn ngữ thân quen, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày vì thế cho nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người. Ở bài thơ Việt Bắc cặp đại từ xưng hô mình ta được sử dụng đầy điêu luyện càng làm tăng thêm tính dân dã, thân thuộc của bài thơ.

- Nhà thơ cũng thường xuyên sử dụng cấu tứ đối đáp quen thuộc trong ca dao xưa, khiến lời thơ như những lời đối đáp đầy dịu dàng, trìu mến. Cách gieo vần, nhịp điệu cũng khiến bài thơ đầy nhạc tính. Đó là nhạc điệu của sự ngọt ngào, lưu luyến, nó mượt mà và hết sức uyển chuyển,…

- Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng được Tố Hữu đưa vào thơ của mình. Đó là những hình ảnh của quả trám, của măng tre, của đêm trăng đầu núi, của khúc hát giao tình, của bếp lửa bập bùng,..


Luyện tập

Câu 1 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

Tố Hữu đã sử dụng cặp đại từ mình – ta, đây là cách xưng hô rất phổ biến của tình yêu đôi lứa trong ca dao xưa:

“Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

Những chiến sĩ cách mạng và những người dân ở Việt Bắc đã coi nhau như những người bạn tình, người tri âm, tri kỉ gắn bó khăng khít với nhau. Bởi sự gắn bó ấy mà ở đây, Tố Hữu đã dùng cách xưng hô mình – ta để cho mối tình này thêm sâu nặng. Lời thơ có sự kết hợp, biến hóa giữa mình và ta. Mình và ta lúc thì tách biệt, lúc lại nhập làm một, mình và ta tuy hai mà một, tuy một mà hai, song hành đồng hiện.

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?”

Dường như ở đây đang có sự phân thân của chính tác giả để vừa cất tiếng thay người ở lại, vừa trả lời hộ cho người ra đi. Điều này khiến cho lời thơ như một lời nhắn nhủ, mà cũng như một lới tự nhắc nhủ về lối sống ân tình, ân nghĩa thủy chung.

Câu 2 (trang 114 sgk Văn 12 Tập 1):

Lựa chọn đoạn thơ: bức tranh tứ bình.

Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc

- Vẻ đẹp ấy được nhà thơ cảm nhận qua từng khoảnh khắc khác nhau của một ngày, mỗi khoảnh khắc là một nét chấm phá đặc biệt riêng.

+ Sáng thì bảng lảng sương sớm “Nhớ từng bản khói cùng sương” Sương quyện hòa với khói bếp, tạo thành một bức tranh mờ ảo hư hư thực thực vô cùng quyến rũ.

+ Chiều đến lại được đặc tả bằng cái nắng, nắng chiếu đầy lưng nương, thứ nắng vàng như mật ong thấm đưỡm từng sườn đồi, như reo vang trước cảnh vàng đồng lúa bội thu.

+ Tối hiện lên bập bùng với bếp lửa, với ánh sáng đỏ hồng đầy sức sống mang lại hơi ấm giữa núi rừng vùng cao.

- Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc còn được cảm nhận rõ nét hơn thông qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa. Đó là một bức tranh tứ bình đặc sắc, thể hiện tài nghệ dựng hình, tả cảnh vô cùng khéo léo của nhà thơ.

+ Bắt đầu là mùa đông với rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Cặp màu xanh – đỏ hiện lên đầy nổi bật, nó như làm bừng lên sức sống mới, hơi thở mới đầy mạnh mẽ giữa ngày đông giá rét, đó cũng là niềm tin là hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

+ Bức tranh chuyển sang xuân với mơ nở trắng rừng. Sắc trắng tinh khôi của hoa mơ như làm bứng sáng cả bức tranh thiên nhiên mùa xuân, sắc trắng như báo hiệu một khởi đầu mới đầy tinh khiết mà cả dân tộc sắp bắt đầu, một mùa xuân mới đã về với quê hương đất nước.

+ Hè về không chỉ với màu sắc mà còn rộn lên những âm thanh tươi vui, náo nhiệt của tiếng ve kêu. Ve kêu như một âm thanh báo hiệu, một tiếng tù và, một lời giục giã, kéo theo sự chuyển màu hàng loạt của rừng phách.

+ Trời về thu với khung cảnh tĩnh lặng, thanh bình, đầy mộng mơ, rất hợp với những cuộc giao duyên ta với mình mình với ta.

Vẻ đẹp của con người Việt Bắc

- Đó là những con người cùng chia sẻ những gian nan thiếu thốn với cách mạng:

“Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

- Là những người lạc quan, yêu đời, dù có khó khăn như thế nào vẫn quyết không thay lòng, gắn bó với cuộc chiến:

“Gian nan ta vẫn ca vang núi đèo”

- Họ còn là những người thủy chung, ân tình ân nghĩa, sống trước sau như một:

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

- Những con người nơi núi rừng Việt Bắc ấy còn hang say lao động, tần tảo vất vả, chịu thương chịu khó:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác