Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 12 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn
Bố cục
- Phần 1 (20 câu đầu): Người ở lại gửi gắm nỗi niềm, nhắn nhủ tới người ra đi.
- Phần 2 (còn lại): Người ra đi bày tỏ lòng mình với người ở lại.
Soạn Câu 1 ngắn nhất
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc trong vinh quang của thắng lợi, Chính phủ cùng các cơ quan Trung ương Đảng quyết định rời căn cứ chiến khu để về miền xuôi (Hà Nội). Tố Hữu là một trong những người chiến sĩ gắn bó với Việt Bắc và nhân dân nơi đây lúc chia xa đã viết nên bài thơ này.
- Phân tích sắc thái tâm trạng:
+ Tâm trạng đầy quyến luyến, bịn rịn trong buổi chia tay.
+ Nỗi xúc động, bâng khuâng không nói nên lời: “…Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
-Lối đối đáp của nhân vật trữ tình:
Câu chuyện tạm biệt nhau lúc rời đi được Tố Hữu viết nên như một câu chuyện chia xa của tình yêu đôi lứa. Bài thơ có sử dụng đại từ nhân xưng “mình” – “ta” thể hiện được tình cảm trìu mến, gắn bó của nhân dân với cách mạng cũng như của cách mạng với nhân dân.
Soạn Câu 2 ngắn nhất
Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc:
- Thiên nhiên Việt Bắc:
+ Ánh trăng dịu dàng lên đầu núi của rừng già
+ Ánh nắng buổi chiều về lưng nương cùng bên người dân làm rẫy
+ Những bản làng quê hương chìm trong sương buổi sớm
+Những bếp lửa hồng ngồi đợi người thương trong đêm
+ Cảnh rừng nứa, bờ tre, những núi rừng sông suối...
+ Những địa điểm quen thuộc
+ Mỗi mùa thiên nhiên Việt Bắc đều mang một vẻ đẹp riêng, đầy sinh động, phong phú.
=> Thiên nhiên đẹp đẽ và thi vị, vừa mang vẻ đẹp hoang dã của núi rừng vừa mang nét đẹp mộng mơ, không kém phần lãng mạn, đó là những nét đẹp riêng và độc đáo của vùng núi Tây Bắc mà những miền quê khác không có.
- Con người Việt Bắc:
+ Công việc: người hái măng, người làm nương, người làm nón: vất vả, cần cù, chịu khó
+ Nhân dân cùng cán bộ tăng gia sản xuất, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến của cách mạng, cùng san sẻ ngọt bùi, thiếu thốn với nhau.
+ Người Việt Bắc sống tình nghĩa và thủy chung, gắn bó
+ Những kỉ niệm ấm áp tình quân dân giữa bộ đội và người dân Việt Bắc: lớp học i tờ, những giờ liên hoan
Soạn Câu 3 ngắn nhất
- Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến:
+ Núi rừng Việt Bắc thành căn cứ địa vững chắc.
+ Cây rừng cũng làm nhiệm vụ đánh giặc.
+ Đoàn quân kháng chiến đi giữ rừng già đầy khí thế, hào hùng:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay
Dân công đỏ đuốc từng đoàn,....”
+ Những chiến công vang dội, niềm vui thắng lợi khắp núi rừng:
“Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
- Vai trò của Việt Bắc trong kháng chiến:
+ Là quê hương, là đầu não của công cuộc cách mạng
+ Là nơi hội tụ niềm tin, ý chí và hy vọng của những người yêu nước
+ Là nơi thắm thiết nghĩa tình, nơi gắn bó tạo nên khối sức mạnh đoàn kết nhân dân.
Soạn Câu 4 ngắn nhất
Tính dân tộc đậm đà:
- Thể thơ: lục bát
- Đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao dân ca: “mình” – “ta”
- Hình ảnh rất Việt Nam, đầy quen thuộc, ngôn từ giản dị, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
- Các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, ẩn dụ tượng trưng, so sánh, liệt kê, cấu trúc trùng điệp….
- Giọng điệu thắm thiết, dạt dào như âm hưởng của những lời ru.