logo

Bộ đề Đọc hiểu Mùa lạc

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Mùa lạc hay nhất thi THPT Quốc gia. Trả lời các câu hỏi Đọc hiểu trong tác phẩm Mùa lạc chi tiết nhất.


Đề Đọc hiểu Mùa lạc số 1

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

           “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Chỉ ra những biểu hiện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó? (1,0 điểm)

Câu 3. Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng?  (1,0 điểm)

Câu 4. Đoạn văn nói về vấn đề gì? (0,5 điểm)

Lời giải:

Câu 1.

Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn: miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 2.

 -  Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ  nghệ thuật.

 -  Những biểu hiện đặc trưng của phong cách ngôn ngữ đó:

+ Đoạn văn đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống tươi mới, giàu âm thanh và màu sắc thông qua việc sử dụng tài tình, hiệu quả biện pháp tu từ liệt kê, so sánh.

+ Nhịp điệu nhịp nhàng, giọng văn mượt mà, giàu cảm xúc. Hình ảnh phong phú, sinh động, đầy màu sắc. Các câu văn như những nét vẽ mau lẹ, thanh thoát, tạo thành một bức tranh đầy sức sống.

+ Sử dụng các câu văn đặc biệt "Tiếng cười the thé,... những mong ước."

Câu 3.

-  Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: so sánh, liệt kê, điệp.

- Tác dụng: Tái hiện sự hồi sinh của cảnh vật và cuộc sống con người.

Câu 4.

Đoạn văn nói về vấn đề: Miêu tả sự hồi sinh của mảnh đất Điện Biên vào mùa xuân,  cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.


Đề Đọc hiểu Mùa lạc số 2

Bộ đề Đọc hiểu Mùa lạc hay nhất thi THPT Quốc gia

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

( Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1: Chỉ ra các  phương thức biểu đạt được sử dụng kết hợp trong đoạn văn bản trên ? (0,5 điểm)

Câu 2: Nhà văn đã kể gì về nhân vật chị trong đoạn trích ? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm trong  câu văn sau : “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”? (1,0 điểm).

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao? (1 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1(2 điểm)

Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?

Câu 2. (5,0 điểm)

   “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008, tr.30)

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích trên. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn

Lời giải:

Phần

Câu/Ý

Nội dung

Điểm

I   Đọc hiểu 3.0
  1 Các phương thức biểu đạt  được sử dụng là: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 
0.5
     2 – HS trả lời 2 ý sau:
Nhà văn đã kể :
+ Chị có 2 quê hương: Hưng Yên và Hồng Cúm
+ Chị từng có quá khứ bất hạnh, khổ đau và đã tìm được hạnh phúc trong hiện tại.
– Nếu HS trả lời được 1 trong 2 ý
0. 5
 
 
 
 
0,25
  3 – Biện pháp tu từ:  ẩn dụ con đường cùng chỉ cái chết hay sự thất bại .
– Tác dụng :  tăng  tính hàm súc, cô đọng trong diễn đạt,  làm cho câu văn mang giá trị biểu đạt cao, gợi những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.
0,5
0,5
  4 -Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân. Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)
-Ví dụ: Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên.
 
 
0,5
 
 
0,5
II   Làm văn  
  1 Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?
 
2.0
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc)
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống
0.25
 
 
 
0.25
 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
*)  Mở đoạn:  Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
*) Thân đoạn:
– Giải thích
+ Ranh giới: Đường phân giới hạn giữa hai khu vực, hai địa hạt, hai phạm trù… liền nhau.
+ Bước qua ranh giới: Vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia.
–  Bàn luận
+ Có những ranh giới không nên, không thể bước qua. Đó là những ranh giới giúp ta giữ được giá trị làm người; đảm bảo sự an toàn, phát triển tốt đẹp của xã hội. Nếu bị phá vỡ hậu quả sẽ khôn lường.
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
+ Đôi khi cần bước qua ranh giới để mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn, khẳng định giá trị của bản thân, tạo nên những thay đổi cần thiết, tăng tính hiệu quả, tìm ra cái mới mang tính đột phá, đi được xa hơn, có được nhiều hơn trên một địa hạt khác. Đó là những ranh giới kìm hãm con người, xã hội.
(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)
+ Ranh giới trong cuộc sống nhiều khi rất mong manh. Để không phá bỏ hay vượt qua được ranh giới luôn cần có sự tỉnh táo, sáng suốt, bản lĩnh….
+  Phê phán những hành động liều lĩnh, cực đoan bất chấp ranh giới; sự hèn nhát, thu mình…
–  Bài học nhận thức và hành động.
*) Kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề và liên hệ với bản thân.
1,0
 
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
0,25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25
  2 Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhận vật Tràng trong đoạn trích . Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn. 5,0
    1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi ( có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.              
0,25
    2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tâm trạng của nhận vật Tràng. Bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.
 
0,25
 
   

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

a. Khái quát về tác phẩm, đoạn trích: 0.5đ

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật về tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích: 2.5đ

* Về nội dung: Tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:

– Sung sướng vì cảm giác hạnh phúc:  Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thức dậy với cảm giác êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra, thậm chí anh còn thấy xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Tràng mơ ước hạnh phúc, liều lĩnh vì hạnh phúc và cuối cùng anh đã tìm thấy hạnh phúc ngay trong tận cùng đói khát, khổ đau.

– Trước đây, Tràng vô tâm thờ ơ với gia đình; sau khi có vợ, trong lòng dậy lên tình cảm yêu thương, gắn bó với căn nhà và thèm muốn một cảnh gia đình hạnh phúc: Tràng đã thấm thía cảm động trước cảnh tượng đầm ấm của gia đình khi nhìn thấy mẹ và vợ cùng thu dọn nhà cửa, sân vườn. Ngôi nhà sạch sẽ, quang quẻ, những đống rác mùn trong sân đã được hót gọn, dây quần áo vắt khươn mươi niên được phơi hong khô ráo, hai cái ang khô cong bây giờ nước đầy ăm ắp … đó là hình ảnh của sự sống, là cái sinh khí mới mẻ của một mái ấm gia đình mà lần đầu tiên Tràng được cảm nhận. Không khí ấy khiến Tràng thấy mình như trưởng thành, với những ý thức sâu sắc về tình cảm, bổn phận, trách nhiệm: Bỗng nhiên, hẳn thấy hẳn thương yêu gắn bó… lạ lùng với cái tổ ấm nơi hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái… bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…

-Trước đây, Tràng sống vô lo, vô nghĩ đến đáng trách; sau khi có vợ, Tràng thấy rõ bổn phận, trách nhiệm của người chồng, người cha, người làm chủ gia đình…: Trong buổi sáng hôm sau thức dậy, không dừng lại trong cảm giác vui sướng, phấn chấn khi được sống trong sự ấm áp của không khí gia đình, cũng không dừng lại trong những ý nghĩ về bổn phận, trách nhiệm với vợ con sau này, ngay lập tức, Tràng muốn biến cảm xúc và ý thức thành những hành động cụ thể, Tràng đã hăm hở, hào hứng xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà – những gì tốt đẹp nhất trong Tràng đã bừng thức, một sức sống mới mẻ tràn ngập trong lòng người đàn ông đang sống bên vực thẳm của cái chết.

* Về nghệ thuật xây dựng nhân vật:

– Tác giả đã tạo được một tình huống truyện độc đáo để nhân vật bộc lộ những phẩm chất, tính cách;

– Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động với nhiều chi tiết đặc sắc;

– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, đậm chất nông thôn và có sự gia công sáng tạo của nhà văn.

c. Liên hệ với tâm trạng nhân vật Chí Phèo vào buổi sáng sau khi gặp Thị Nở (Truyện Chí Phèo, Nam Cao) để bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn.1.0đ

– Giải thích: Tư tưởng nhân đạo là tình cảm yêu thương giữa người với người, quan tâm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông, phát hiện, ngợi ca, bênh vực những phẩm chất, hành động tốt đẹp của con người.

– Phân tích, chứng minh tinh thần nhân đạo của mỗi nhà văn ( Nam Cao và Kim Lân):

+ Trong truyện Chí Phèo, sau đêm gặp gỡ Thị Nở, vào buổi sáng hôm sau, Chí Phèo đã tỉnh rượu và tỉnh ngộ. Lần đầu tiên hắn nhận thức về cái không gian của mình- căn lều ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng. Hắn lắng nghe những âm thanh hằng ngày của sự sống Tiếng chim hót ngoài kia…mái chèo đuổi cá và cảm thấy vui vẻ.Hắn hình dung, phán đoán cảnh một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về, lòng Chí bâng khuâng, thấy lòng mơ hồ buồn. Khi tỉnh táo, Chí Phèo đã nhận thức, nhìn lại cuộc đời mình cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Quá khứ: Chí nao nao buồn nhớ về những ngày rất xa xôi, nhớ về một thời hắn đã từng mơ ước có một gia đình nho nhỏ. Hiện tại: thật đáng buồn bởi hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc, hắn đã tới cái dốc bên kia của đời và cơ thể thì đã hư hỏng nhiều. Tương lai: còn đáng buồn hơn – bởi hắn đã trông thấy trước quá nhiều điều bất hạnh: tuổi già, đói rét và ốm đau, nhất là sự cô độc. Sự trở về của khả năng nhận thức ngoại giới và nhận thức chính mình cùng những tình cảm, cảm xúc rất con người, Chí đang thức tỉnh và bắt đầu hồi sinh để trở về kiếp người. Qua diễn biến tâm trạng của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện niềm thương cảm trước bi kịch con người, tin tưởng vào sự thức tỉnh lương tâm của người nông dân trước cách mạng;

+Trong đoạn trích Vợ nhặt, cùng tả tâm trạng nhân vật vào buổi sáng, Kim Lân đã phát hiện ta sự thay đổi và trưởng  thành trong nhận thức, tình cảm và hành động của nhân vật Tràng từ lúc “nhặt”được vợ. Qua đó, tác giả có cái nhìn trân trọng, ca ngợi người nông dân dù trong hoàn cảnh hết sức bi đát vẫn có ý thức xây dựng hạnh phúc gia đình.

–         Bình luận mở rộng:

+ Cả hai nhà văn dù ở 2 thời kì cách mạng khác nhau nhưng đều gặp ở tư tưởng nhân đạo: khám phá sức sống, khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người.

+ Qua tâm trạng của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở, nhà văn Nam Cao khẳng định khát vọng làm người lương thiện của những người nông dân bị bần cùng hóa, bị tha hóa. Qua tâm trạng của Tràng buổi sáng hôm sau khi có vợ, Nhà văn Kim Lân lại ca ngợi khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người nông dân trong nạn đói lịch sử năm 1945.

+ Đó là tư tưởng nhân đạo mới mẻ, sâu sắc; góp phần nâng cao giá trị nội dung của văn xuôi hiện đại Việt Nam, hướng người đọc có tình cảm yêu thương, tin tưởng vào sức mạnh của con người trên con đường đi tìm hạnh phúc…

c. Kết bài: 0.25

Kết luận về nội dung, nghệ thuật thể hiện nhân vật Tràng qua đoạn trích. Cảm nghĩa của bản thân về tư tưởng nhân đạo của 2 nhà văn.

4,00
   

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25
    5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.      ( Sai từ 3 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) 0,25

Đề Đọc hiểu Mùa lạc số 3

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất. Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy.

( Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy ghi lại câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”.

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về cuộc sống và con người qua các hình ảnh được nói đến trong câu: "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giả bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông”. 

Lời giải:

Câu 1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2. Câu văn giới thiệu về quê hương của nhân vật “chị”: “Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trường Hồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở một nơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất.”

Câu 3. Trong câu "Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau một quả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bình hoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giả thú, giấy khai sinh cho các cháu sau này và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất ông", người ta tái sử dụng, biến đổi các vật phẩm từ chiến tranh thành các đồ trang trí, quà tặng cho một dịp vui. Điều này cho thấy sức mạnh của con người trong việc tìm hạnh phúc, tạo sự sống nảy sinh từ những khó khăn và thử thách của cuộc đời. Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.

---------------------------------

Trên đây Toploigiai đã mang tới cho các bạn những kiến thức bổ ích qua bài Đọc hiểu Mùa lạc. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 05/04/2021 - Cập nhật : 11/03/2023