logo

Bản chất hóa học của sợi bông là

Câu hỏi: Bản chất hóa học của sợi bông là

Lời giải:

Bản chất hóa học của sợi bông là Xenlulozo.

Sợi bông được hình thành trong quá trình phát triển của các tế bào phía ngoài hạt bông. Thành phần chủ yếu chứa trong xơ bông là xenlulô, công thức ở dạng (CH10O5)n hoặc [-C6H7O2(OH)3-]n chiếm khoảng 96%, còn lại là các thành phần : nitơ, sáp, mỡ, tro và keo pectin.

[CHUẨN NHẤT] Bản chất hóa học của sợi bông là

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về sợi bông nhé!


1. Cây sợi bông:

Cây sợi bông là một giống cây trồng rất lâu đời. Lạ một điều là có ít nhất 4 sắc dân, hoàn toàn không lệ thuộc nhau, trồng giống cây này. Trong đó có hai sắc dân tại Châu Mỹ, trồng lọai cây bông Gossypium hirsutum và Gossypium barbebense, một sắc dân tại Châu Á với loại Gossypium Arboreum và tại Châu Phi với giống Gossypium berbaceum. Từ lông của trái người ta làm ra sợi bông.

Có 4 loài được trồng mục đích thương mại, tất cả đều đã được thuần hóa từ xa xưa:

- Gossypium hirsutum – bông vùng cao, bản địa của Trung Mỹ, Mexico, vùng Caribe và nam Florida, (90% sản lượng thế giới)

- Gossypium barbadense – loài cho sợi bông dài, bản địa của vùng Nam Mỹ nhiệt đới (8% sản lượng thế giới)

- Gossypium arboreum – cây bông, bản địa của Ấn Độ và Pakistan (nhỏ hơn 2%)

- Gossypium herbaceum – bông Levant, bản địa của miền nam châu Phi Africa và bán đảo Ả Rập (nhỏ hơn 2%)


2. Các đặc tính:

Chiều dài của sợi bông là một chỉ số quan trọng của khả năng kéo sợi, về mặt vật lý, từng bông sợi bao gồm một tế bào hình ống dài duy nhất. Chiều dài của nó gấp khoảng 1200-1500 lần chiều rộng. Chiều dài của sợi bông thay đổi từ 16mm đến 52 mm tùy thuộc vào loại bông.

- Bông Ấn Độ- 16-25 mm

- Bông Mỹ- 20-30 mm

- Đảo biển- 38-52 mm

- Bông Ai Cập- 30-38 mm

Sợi bông là loại sợi thiên nhiên và khi so sánh với các loại sợi nhân tạo thì chúng có khả năng hút/ thấm nước rất cao. Sợi bông có thể thấm nước đến 65% so với trọng lượng. Tuy nhiên các vải từ sợi bông sau khi thấm nước thì khô rất chậm. Ngoài ra sợi bông còn có khuynh hướng dính bẩn và dính dầu mỡ, dù vậy có thể giặt sạch được sau đó. Sợi bông có tiếng là thân thiện với da người (không làm ngứa) và không tạo ra các nguy cơ bi dị ứng việc khiến cho sợi bông trở thành nguyên liệu quan trọng trong ngành dệt may

Sợi bông không hòa tan trong nước, khi ẩm hoặc ướt sẽ dẻo dai hơn khi khô ráo. Độ dẻo dai, độ đơ của sợi bông kém hơn so với sợi từ vỏ cây, sơ cây, bù lại độ dãn của sợi bông cao hơn nhiều. Sợi bông bền đối với chất kềm, nhưng không bền đối với acid và có thể bị vi sinh vật phân hủy. Dù vậy khả năng chịu được mối mọt và các côn trùng khác rất cao. Sợi bông dễ cháy nhưng có thể nấu trong nước sôi để tiệt trùng.


3. Ứng dụng 

Lĩnh vực chính của sợi bông là việc ứng dụng trong ngành may mặc. Số lượng sợi bông chiếm khoảng 33% so với các loại sợi khác (bao gồm cả các loại sợi thiên nhiên khác và sợi nhân tạo). So với tổng số sợi thiên nhiên, thì sợi bông chiếm đến 75% trong việc dùng sản xuất hàng may mặc. Ngoài việc dùng trong ngành may mặc, sợi bông còn dùng làm các băng cá nhân trong y khoa, trong mỹ phẩm hoặc vệ sinh như bông gòn, bông ngoáy tai ..

Lưới đánh cá, dây thừng, dây kéo thường được làm hoàn toàn hoặc một phần nào đó từ sợi bông, ngoài ra vải lều, bạt cũng được chế biến từ chất liệu này. Trước đây các vòi phun nước trong ngành cứu hỏa cũng làm từ sợi bông. Sợi bông cũng dùng để chế tạo các loại giấy, cellulose, túi lọc cà phê và gáy sách vân vân .

Sợi bông còn được dùng làm thành phần trong các chất liệu tổng hợp, như nhựa có pha sợi thiên nhiên. Các chất nhựa tổng hợp dùng làm buồng lái cho cho xe tải đều có pha sợi bông.

Dầu ép từ hạt sợi bông, sau khi tinh luyện có thể dùng làm dầu ăn, chất đốt và nguyên liệu trong ngành sản xuất mỹ phẩm.

icon-date
Xuất bản : 03/12/2021 - Cập nhật : 04/12/2021