logo

Bản chất hóa học của protein là

Câu hỏi: Bản chất hóa học của protein là

Lời giải: 

Protein là những phân tử được cấu tạo từ các anfa amino axit . Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein.

[CHUẨN NHẤT] Bản chất hóa học của protein là

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về các tính chất lý- hoá của Protein nào!


1. Tính chất vật lí.

Dạng tồn tại

Protein tồn tại ở hai dạng chính: Dạng hình sợi và dạng hình cầu. Dạng protein hình sợi  như keratin của tóc, móng, sừng; miozin của cơ bắp, fibroin của tơ tằm, mạng nhện. Dạng protein hình cầu như anbumin của lòng trắng trứng , hemoglobin của máu.

Tính tan

Tính tan của các loại protein rất khác nhau. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước trong khi protein hình cầu tan trong nước tạo thành các dung dịch keo như anbumin (lòng trắng trứng), hemoglobin (máu).

Sự đông tụ

Khi đun nóng hoặc cho axit, bazơ hay một số muối vào dung dịch protein, protein sẽ đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch. Ta gọi đó là sự đông tụ protein.


2. Tính chất hóa học

Phản ứng thủy phân

Khi đun nóng protein với dung dịch axit, dung dịch bazơ hay nhờ xúc tác của enzim, các liên kết peptit trong phân tử protein bị phân cắt dần, tạo thành các chuỗi polipeptit và cuối cùng thành hỗn hợp các α−α−amino axit, thí dụ:

[CHUẨN NHẤT] Bản chất hóa học của protein là (ảnh 2)

Phản ứng màu: Protein có một số phản ứng đặc trưng.

Phản ứng với HNO3 đặc

Thí nghiệm 1: Nhỏ vài giọt dung dịch axit nitric đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng (anbumin)

Hiện tượng: Có kết tủa màu vàng.

[CHUẨN NHẤT] Bản chất hóa học của protein là (ảnh 3)

Phản ứng với Cu(OH)2 (phản ứng biure)

Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm 44 ml dung dịch lòng trắng trứng, 11 ml dung dịch NaOH30% và một giọt dung dịch CuSO42% sau đó lắc nhẹ

Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

Giải thích: Cu(OH)2 (tạo ra từ phản  ứng (CuSO4+NaOH) đã phản ứng với hai nhóm peptit (CO−NH)= cho sản phẩm có màu tím.


3. Protein với cơ thể người:

Tăng trưởng và duy trì các mô

Cơ thể cần protein để thực hiện chức năng tăng trưởng và duy trì các mô. 

Bình thường, cơ thể phá vỡ một lượng protein nhất định để xây dựng và sửa chữa các mô. Nhưng đôi khi protein cũng được sử dụng nhiều hơn mức bình thường, khiến nhu cầu bổ sung protein của cơ thể cũng tăng cao.

Tạo ra phản ứng sinh hóa

Protein tạo ra các enzyme, tham gia hỗ trợ hàng ngàn phản ứng sinh hóa diễn ra bên trong và ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với các phân tử khác bên trong tế bào - gọi là chất nền, xúc tác những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Cân bằng chất lỏng

Protein điều chỉnh các quá trình cơ thể để duy trì sự cân bằng chất lỏng. Ví dụ, albumin và globulin là các protein trong máu, giúp duy trì cân bằng chất lỏng bằng cách thu và giữ nước.

Hỗ trợ truyền tín hiệu

Về mặt hóa học, một số protein là kích thích tố, hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào, mô và cơ quan. Các mô hoặc tuyến nội tiết tạo ra hormone, sau đó được vận chuyển theo đường máu đến các mô hoặc cơ quan đích. 

Vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng

Theo dòng máu, protein vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào, chẳng hạn như vitamin hoặc khoáng chất, glucose, cholesterol và oxy.

Cung cấp năng lượng

Protein cũng có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể. Mỗi gram protein chứa 4 calo, tương đương với mức năng lượng mà carbs cung cấp. Trong khi đó chất béo cung cấp nhiều năng lượng nhất, ở mức 9 calo mỗi gram.

Sức khỏe miễn dịch

Protein giúp hình thành các globulin miễn dịch, hay còn gọi là kháng thể, để chống lại nhiễm trùng. Kháng thể là protein trong máu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi những “kẻ xâm lược” có hại như vi khuẩn và virus.

Định hình cấu trúc mô tế bào

Một số cấu trúc protein có dạng sợi, tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Những protein này bao gồm:

- Keratin: Là một cấu trúc protein được tìm thấy trong da, tóc và móng tay;

- Collagen: Là cấu trúc protein dồi dào nhất trong cơ thể, tạo nên xương, gân, dây chằng và da;

- Elastin: Linh hoạt hơn collagen vài trăm lần. Độ đàn hồi cao cho phép nhiều mô trong cơ thể trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo dãn hoặc co bóp, chẳng hạn như tử cung, phổi và động mạch.

icon-date
Xuất bản : 03/12/2021 - Cập nhật : 04/12/2021