logo

Bài thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn

Trong lịch sử nước ta, có rất nhiều những tấm gương trẻ tuổi đã không màng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ cho độc lập tổ quốc, trong đó Trần Văn Ơn là một cái tên nổi bật. Bài viết dưới đây là Bài thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn. Mời các bạn đọc tham khảo nhé!


Dàn ý thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn

a. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về Trần Văn Ơn.

b. Thân bài

- Giới thiệu khái quát về tiểu sử của Trần Văn Ơn (Tên, tuổi, quê quán, quá trình học tập và sinh sống trước khi tham gia cách mạng).

- Lý do tham gia chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc:

+ Năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn phản công. Cuộc kháng chiến đã huy động được rất nhiều tầng lớp tham gia chiến đấu trong đó tiêu biểu là tầng lớp học sinh, sinh viên, trong đó có Trần Văn Ơn.

- Quá trình anh dũng tham gia cách mạng và sự hy sinh anh dũng của anh:

+ Khi chính quyền thực dân Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký - nơi Trần Văn Ơn đang học, anh đã xưng phong đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký để đi biểu tình.

+ Ngày 09/01/1950, một cuộc biểu tình lớn gồm hơn 6.000 học sinh, sinh viên và giáo viên trường Pétrus Ký đã nổ ra ở Sài Gòn, yêu cầu Thủ tướng phải thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. Đến 13 giờ cùng ngày, chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát đến đàn áp phong trào biểu tình. Chúng tàn nhẫn đem vòi rồng phun nước và đánh đập học sinh, sinh viên và giáo viên các trường cùng những người biểu tình. 

+ Không sợ hãi, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè đã hiên ngang tiến lên phía trước đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau. Tuy có nhiều nguồn nói về nguyên nhân Trần Văn Ơn bị trúng đạn vào bụng nhưng sự việc đó là sự thật. Anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã qua đời vào chiều ngày hôm đó. Khi đó, anh còn chưa đầy 19 tuổi.

c. Kết bài

- Khẳng định lại công lao to lớn của anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn đồng thời rút ra những bài học cho bản thân về việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

>>> Tham khảo: Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?


Bài thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn

Bài thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn

      Chiến tranh đã qua đi nhường lại cho Đất nước Việt Nam ta sự bình yên và hạnh phúc. Tuy nhiên, cuộc sống hòa bình hiện tại là sự đánh đổi của biết bao mạng người, của biết bao mồ hồi, máu và nước mắt của ông cha ta. Từ lớn đến bé, từ già đến trẻ, những anh hùng thời xưa thực sự là những tấm gương sáng cho chúng ta noi theo và học tập. Một trong những tầng lớp tiêu biểu thời xưa, không chỉ góp tài mà còn góp cả sức mình tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đó là tầng lớp học sinh, sinh viên. Có một cái tên nổi bật trong số đó chính là anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn.

      Trần Văn Ơn sinh ngày 29 tháng 5 năm 1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng anh rất hiếu học và yêu nước, hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng. Thuở nhỏ, anh theo học tại trường tiểu học ở thị xã Mỹ Tho nhưng sau đó gia đình anh phải lưu lạc về Sài Gòn sinh sống vì làng quê đã bị giặc đánh phá. Có thể nói con đường học hành của Trần Văn Ơn thực sự rất nổi bật. Vào tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học Trường Pétrus Ký. Trong khoảng 3 đến 4 năm sau đó, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu và thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp. Năm học sau, Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài của trường Pétrus Ký vì đã có bằng đệ nhất cấp.

      Không chỉ chăm chỉ học tập mà Trần Văn Ơn còn tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp và các phong trào học sinh yêu nước, anh tham gia vào Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là một thành viên bí mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành và đồng thời được giao nhiệm vụ tuyên truyền và kêu gọi các bạn học sinh tham gia vào các hoạt động chống lại thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Những năm 1947 - 1950, anh được ghi nhận trong lịch sử của trường Pétrus Ký với tư cách là một trong những cột trụ của phong trào yêu nước của học sinh.

      Năm 1949, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn phản công. Cuộc kháng chiến đã kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân đứng lên chống lại thực dân Pháp và đã huy động được rất nhiều tầng lớp tham gia chiến đấu trong đó tiêu biểu là tầng lớp học sinh, sinh viên, trong đó có Trần Văn Ơn. Khi chính quyền thực dân Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký - nơi Trần Văn Ơn đang học, anh đã xưng phong đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký để đi biểu tình. Ngày 09/01/1950, cuộc biểu tình lớn gồm hơn 6.000 học sinh, sinh viên và giáo viên trường Pétrus Ký đã nổ ra ở Sài Gòn, yêu cầu Thủ tướng phải thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. Đến 13 giờ cùng ngày, chính phủ theo chỉ đạo của Thủ tướng Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát đến đàn áp phong trào biểu tình. Chúng tàn nhẫn đem vòi rồng phun nước và đánh đập học sinh, sinh viên và giáo viên các trường cùng những người biểu tình. Không sợ hãi, Trần Văn Ơn cùng một số bạn bè đã hiên ngang tiến lên phía trước đồng thời che chở cho các em nhỏ ở phía sau. Tuy có nhiều nguồn nói về nguyên nhân Trần Văn Ơn bị trúng đạn vào bụng nhưng sự việc đó là sự thật. Anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã qua đời vào chiều ngày hôm đó. Khi đó, anh còn chưa đầy 19 tuổi.

      Ngay khi nhận được tin Trần Văn Ơn, giới học sinh - sinh viên Sài Gòn đã náo động và phản đối mạnh mẽ. Họ gửi đại diện đến nhà thương Sài Gòn để bảo vệ xác của anh khỏi bị kẻ thù phi tang. Sự việc này đã nhanh chóng lan truyền và trở thành tâm điểm của các tờ báo lớn tại Sài Gòn, khiến hàng biển người dân tập trung đưa tang hàng chục ngàn người tham gia trong đó có đông đảo giới học sinh - sinh viên. Sau khi đấu tranh với nhà cầm quyền, ban đại diện học sinh trường và gia đình đã đưa xác anh về nhà vĩnh biệt. Họ đã lập bàn thờ và quyết định tổ chức tang lễ tại trường Pétrus Ký. Toàn bộ học sinh trường đã đeo băng đen để tưởng niệm anh. 

      Là một người trẻ tuổi, không những cố gắng học hành, mà còn góp sức mình vào cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Trần Văn Ơn đã không màng hy sinh thân mình để đòi lại độc lập, tự do cho Tổ quốc và bảo vệ đồng bào ta. Trên cương vị là những người học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em cảm thấy rất ngưỡng mộ vị anh hùng trẻ tuổi này và hứa sẽ cố gắng học hành thật tốt để góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, để không phụ công lao to lớn của các ông cha đi trước.

-----------------------------

Trên đây là bài viết của Toploigiai về Bài thuyết trình tả về một anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn. Mong rằng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và học tập thật tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

icon-date
Xuất bản : 21/03/2023 - Cập nhật : 23/02/2024