logo

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

Câu hỏi: Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

Lời giải

Một vài nhân vật:

- Nhân vật lịch sử Hai Bà Trung là hai nữ anh hùng đầu tiên của đất nước. Trong cuộc khởi nghĩa chống nhà Hán, họ là những thủ lĩnh oai hùng, lập nên quốc gia mới, phong là Nữ Vương.

- Vị vua nhà Ngô đầu tiên trong lịch sử nước nhà – Ngô Quyền, người nổi tiếng với chiến thắng lẫy lừng trong trận đánh trên sông Bạch Đằng với quân Nam Hán.

- Quang Trung – vị vua thứ hai nhà Tây Sơn. Ông là người cầm binh khởi nghĩa Tây Sơn, đánh bại quân Xiêm và quân Thanh.

- Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Hồ Chí Minh. Bác là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đồng bào từ lầm than, cơ cực sang một chương mới của độc lập, tự do, hạnh phúc.

- Nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên “Lục Vân Tiên” của tcas giả Nguyễn ĐÌnh Chiểu được xem là anh hùng trong cuộc sống đời thường bởi anh sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn, trọng nghĩa, trọng hiệp.

Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?

>>>Xem trọn bộ: Bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây SGK 10 trang 39, 40, 41, 42 - Văn Chân trời sáng tạo

Định nghĩa, vai trò và xây dựng nhân vật văn học 

- Định nghĩa

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.

Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Vân, Thúy Kiều, Từ Hải, Kim Trọng...), có thể là những người không có tên (như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia...) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, như mình- ta trong ca dao...). Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người.

Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng... Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những giới thiệu ban đầu đó.

- Vai trò của nhân vật văn học

Nhân vật văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gán liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. 

- Xây dựng nhân vật văn học: 

Ðể xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Ðiều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.

Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ và hành động.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 27/08/2022