logo

Văn học phương Đông và phương Tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung nào?

Câu trả lời chuẩn nhất: Thời cận đại thường được dùng để chỉ khoảng thời gian trong lịch sử Âu châu giữa hậu kỳ trung cổ (nửa sau thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 15) và thời hiện đại (cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20). Thời kỳ cận đại chứng kiến chủ nghĩa tư bản thế giới trên đà phát triển, các thể chế quốc gia dân chủ được thiết lập và củng cố, giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây xảy ra những cuộc xung đột, nhưng bên cạnh đó cũng có sự giao lưu. Ở thời kì này, văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ảnh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, các bạn hãy cùng Toploigiai tìm hiểu rõ hơn về nội dung này ở phần bên dưới nhé!


1. Khái quát về thời kỳ cận đại

Khái niệm “thời cận đại” thường được dùng để chỉ khoảng thời gian trong lịch sử Âu châu giữa hậu kỳ trung cổ (nửa sau thế kỷ 13 đến cuối thế kỷ 15) và thời hiện đại (cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20). Tuỳ theo cách nhìn, thời cận đại lại được chia ra thành những thời kỳ nhỏ: thời Phục hưng (khoảng 1350 – 1450); thời kỳ của những cuộc đại thám hiểm và phát hiện (1415 – 1531); thời kỳ cải cách và phân liệt tôn giáo (1517 – 1648); thời kỳ quân chủ chuyên chế (hay thời kỳ Barock) và đi liền với nó là thời kỳ Khai minh hay thế kỷ Ánh sáng (khoảng 1650 – 1789); đại cách mạng Pháp (1789 – 1815).

>>> Tham khảo: Bốn trung tâm văn minh ra đời sớm nhất ở phương Đông cổ đại là?

Thời kỳ cận đại chứng kiến chủ nghĩa tư bản thế giới trên đà phát triển, các thể chế quốc gia dân chủ được thiết lập và củng cố, giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây xảy ra những cuộc xung đột, nhưng bên cạnh đó cũng có sự giao lưu. Cũng trong thời kỳ này, cuộc Cách mạng công nghiệp - cơ khí được thực hiện.

Đối với các quốc gia Đông phương, thời Cận đại thường được xem là khởi đầu với cuộc xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, thời Cận đại ở các nước Đông phương gắn liền với quá trình xâm lược và chống xâm lược, sự chuyển biến hình thái kinh tế - xã hội theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa, quá trình cải cách và cách mạng của những cơ cấu quyền lực chính trị.

Thời kì từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi thế giới và chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

>>> Tham khảo: Văn học chữ Hán ra đời khi nào?


2. Về văn học thời kì cận đại

Văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung nào

Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.Giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, mở rộng và xâm lược thuộc địa thì đời sống nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ.

a. Văn học phương Tây thời cận đại

Văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung nào

Bao gồm nhiều khuynh hướng, trào lưu với nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới. Trong đó, hai trào lưu văn học chủ yếu là chủ nghiã lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực đã hình thành ở hầu hết các nước phương Tây. Văn học các nước Tây Âu có những đặc điểm chung và cũng có những sắc thái riêng do hoàn cảnh đấu tranh xã hội, ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và sự kế thừa truyền thống văn nghệ của mỗi nước qui định. Khi giai cấp tư sản nắm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa thì đời sống của nhân dân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. Nhiều nhà văn, nhà thơ, những người hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình.Văn học phương Tây có Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) với Những người khốn khổ, thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những người đau khổ, mong tìm hạnh phúc cho họ. Lép Tôn-xtôi (1828 - 1910) với Chiến tranh và hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh… chống lại phong kiến Nga Hoàng, ca ngợi phẩm chất người dân dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mác Tuên (1935 - 1910) với Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ, trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc...Ngoài ra còn có Pu-skin (1799 - 1837); Ban-dắc (1799 - 1850)…

b. Văn học phương Đông thời cận đại

Văn học ở phương Đông cũng có những bước tiến bộ rõ rệt phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng quật khởi  trong đấu tranh cho độc lập tự do. bị các nước đế quốc xâu xé, đời sống nhân dân quằn quại, khốn khổ.

Ra-bin-đra-nát Ta-go (nhà văn hóa lớn của Ấn Độ) với những tác phẩm thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn... tập Thơ Dâng thể hiện lòng yêu nước, yêu hoà bình và tình nhân đạo... Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc với những tác phẩm AQ Chính chuyện; Nhật kí người điên, Thuốc.

Hô-xê Ri-dan, nhà văn, nhà thơ lớn của Phi-líp-pin, với tác phẩm tiêu biểu như Đừng động vào tôi, đã tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin.

Hô-xê Mác-ti (1823 - 1893) nhà thơ nổi tiếng của Cu-ba tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi cuộc đấu tranh dân tộc khu vực Mĩ Latinh. Tác gia văn học duy nhất của phương Đông thời Cận đại đạt giải Nôben năm 1913 là Tago với tập “Thơ Dâng”. Ông là một nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc


3. Văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung nào

Vậy dựa vào các kiến th ức đã phân tích ở trên văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung: cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân phong kiến thể hiện ý chí quật cường khởi trong đấu tranh đòi độc lập tự do dân tộc.

-------------------------------

Qua phần giải thích của Toploigiai đã giúp các bạn biết được “Văn học phương đông và phương tây thời cận đại cùng phản ánh nội dung nào?”. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt. 

icon-date
Xuất bản : 22/08/2022 - Cập nhật : 29/11/2022