logo

Bài thơ Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh nào?

icon_facebook

Trả lời câu hỏi: “Bài thơ Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh nào?" và tìm hiểu về bài thơ Thuật hoài (Tỏ lòng) của tác giả Phạm Ngũ Lão


Bài thơ Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Bài thơ được sáng tác sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí Đông A ngút trời

- Bài thơ là loại thơ “nói chí tỏ lòng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lòng cùng chí hướng của người viết.

- Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại. Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.


Bài thơ Thuật hoài do ai sáng tác?

- Bài Thuật hoài do Phạm Ngũ Lão sáng tác

- Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

- Ông là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ. Ông có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.


Bố cục Bài thơ Thuật hoài

- Phần 1 (2 câu đầu): Hình tượng con người và quân đội thời Trần

- Phần 2 (2 câu còn lại): Nỗi lòng của tác giả

Bài thơ Thuật hoài ra đời trong hoàn cảnh nào?

Giá trị nội dung bài Thuật Hoài

Bài thơ mang vẻ đẹp hào khí Đông A, thể hiện qua vẻ đẹp của con người và quân đội nhà Trần. Đồng thời, qua đó thể hiện tâm sự và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả.


Giá trị nghệ thuật bài Thuật Hoài

- Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ giàu sức khái quát.

- Bút pháp nghệ thuật phóng đại, so sánh cùng âm hưởng khi hào hùng, mạnh mẽ, khi trầm lắng, suy tư để lại dư âm trong lòng người đọc.

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 19/12/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads