logo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Khoa học 4 Sách Kết nối tri thức

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Khoa học 4 Sách Kết nối tri thức (2023 - 2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng, giáo án điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023 - 2024 theo mẫu giáo án CV 2345 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Khoa học 4 Cánh Diều (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Khoa học 4 Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Khoa học 4 Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Khoa học 4 Sách Kết nối tri thức

2. Giáo án điện tử Khoa học 4 Kết nối tri thức (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.

- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.

- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.

- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương.

2. Năng lực

- Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực tham gia vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

-  Có ý thức bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.

- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

- GV:

+ Giáo án.

+ Máy tính, máy chiếu.

+ Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.

- HS:

+ SGK Khoa học 4 Kết nối tri thức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- GV đặt câu hỏi: 

+ Hãy kể tên một số nguồn nước mà em biết. Theo em, trong các nguồn nước đó đâu là nước sạch, đâu là nước bị ô nhiễm?

 

 

- GV nhận xét – Giới thiệu bài

2. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

a. Hoạt động quan sát tìm hiểu

* Mục tiêu

- Nhận biết được dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước

* Cách tiến hành

- Cho HS quan sát Hình 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

+ Chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm.

+ Cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và nguyên nhân nào do con người trực tiếp gây ra.

 

 

 

b. Hoạt động vận dụng – trả lời câu hỏi

* Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức đã học và thực tế

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+  Nêu nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước. 

+ Kể việc làm ở gia đình hoặc địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.

- GV nhận xét, kết luận hoạt động 1

+ Nước bị ô nhiễm nếu có một trong các dấu hiệu như có màu, có mùi hôi, có chất bẩn, có chứa các vi sinh vật gây bệnh quá mức cho phép hoặc có chứa các chất tan có hại cho sức khoẻ.

Hoạt động 2: Bảo vệ nguồn nước

a. Hoạt động thực hành

* Mục tiêu:

- Hiểu được tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước

* Cách tiến hành

- YCHS thảo luận nhóm

+ Tìm hiểu thông tin về tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm trên sách báo, in-tơ-nét (Internet).... hoặc qua các quan sát thực tế, hãy liệt kê những bệnh con người có thể mắc do việc sử dụng nước bị ô nhiễm. 

+ Nói với bạn và những người xung quanh vì sao phải bảo vệ nguồn nước. 

+ Quan sát hình 2, cho biết việc làm để bảo vệ nguồn nước và nêu tác dụng của việc làm đó.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận hoạt động

b. Hoạt động trả lời câu hỏi – Vận dụng

* Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

- Nêu ra được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước. 

* Cách tiến hành

- Nêu câu hỏi, YCHS suy nghĩ

+ Nêu những việc làm khác để bảo vệ nguồn nước. 

 

 

 

 

+ Nêu các việc làm đề vận động mọi người xung quanh cùng bảo vệ nguồn nước. 

- GV nhận xét, kết luận hoạt động 2

Hoạt động 3: Sử dụng tiết kiệm nước

a. Hoạt động Quan sát tìm hiểu

* Mục tiêu

- Hiểu được tác hại của việc thiếu nguồn nước

- Thực hiện được và vận động những người xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng nước tiết kiệm.

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:

+ Quan sát và đọc thông tin ở hình 3, cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tiết kiệm nước. Hãy chia sẻ điều đó với bạn và vận động mọi người xung quanh tiết kiệm nước.

 

+ Quan sát hình 4 và cho biết việc nào nên làm và không nên làm. Vì sao?

 

 

- GV nhận xét, kết luận

b. Hoạt động trả lời câu hỏi – vận dụng

* Mục tiêu

- HS nêu được một số cách tiết kiệm nước

* Cách tiến hành 

- Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

+ Nêu một số việc làm khác để tiết kiệm nước

 

 

 

- GV nhận xét, kết luận hoạt động 3

Hoạt động 4: Một số cách làm sạch nước

a. Hoạt động quan sát, tìm hiểu

* Mục tiêu

- Nhận biết được một số cách làm sạch nước

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm, đọc thông tin, kết hợp làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và thực hiện các cách làm sạch nước.

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm

b. Hoạt động trả lời câu hỏi – vận dụng

* Mục tiêu

- Vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế

* Cách tiến hành

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, vậ dụng kiến thức đã học và thực hiện:

+ Chọn một cách phù hợp để làm sạch: nước máy, nước trong bể bơi, nước đục. Nước sau khi được làm sạch, ở trường hợp nào có thể uống được? 

 

 

 

+ Gia đình em đang sử dụng nguồn nước nào? Hãy kể tên cách làm sạch nước ở gia đình hoặc địa phương em đang áp dụng.

 

- GV nhận xét, kết luận hoạt động 4

- Chốt lại kiến thức phần:" Em đã đọc"

- Cho HS quan sát Hình 8 mục "Em có biết", GV tóm tắt sơ qua về dây truyền sản xuất và cấp nước máy.

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức bài học

- Dặn HS về nhà, thực hiện mục "Em có thể"

+ Tìm hiểu về quy trình sản xuất nước sạch ở nhà máy

+ Làm sạch nước bằng cách lọc hoặc đun sôi.

 

 

+ Một số nguồn nước: Giếng, suối, ao hồ, nước thải từ các nhà máy. 

+ Trong các nguồn nước kể trên. Giếng, suối và nguồn nước sạch. Ao hồ, nước thải từ các nhà máy là nguồn nước bị ô nhiễm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát Hình 1, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

+ Dấu hiệu nước bị ô nhiễm: Nước có màu, có mùi hôi, chứa các chất bẩn...

+ Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước: Nước thải từ các nhà máy, đổ rác xuống sông hồ, thiên tai lũ lụt...

=> Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp do con người tạo ra là: Nước thải từ các nhà máy, đổ rác xuống sông hồ.

 

 

 

 

 

+ HS thảo luận nhóm 4, suy nghĩ trả lời

+ Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu...

+ Những việc làm ở gia đình hoặc địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước: Xả rác xuống sông hồ, vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu...

+ HS lắng nghe, ghi nhớ

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 4, TLCH

+ Một số bệnh con người có thể mắc do việc sử dụng nước bị ô nhiễm như: Tả, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm gan A, thương hàn hay bại liệt. 

 

 

+ Cần phải bảo vệ nguồn nước để đảm bảo sức khỏe cho mọi người.

+ Việc làm trong cách hình:

a. Vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định

b. Vệ sinh quanh hồ, ao, giếng nước, ...

c. Kiểm tra và sửa chữa ngay khi bị dò nước.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, ghi lại câu trả lời của mình

+ Những việc làm để bảo vệ nguồn nước:

- Tránh dùng thuốc trừ sâu.

- Hạn chế hóa chất tẩy rửa.

- Dọn dẹp rác.

+ Tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm 4, quan sát, trả lời câu hỏi 1,2

+ Tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng khiến cho nguồn nước sạch bị đe dọa, con người lâm vào bệnh tật nhiều hơn và thậm chí nhiều nơi còn không có nước sạch để sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người.

+ Việc nên làm: b, d.

+ Việc không nên làm: a,c.

Vì ở hai hình a, c các bạn đang không tiết kiệm nước, làm lãng phí nước khi không sử dụng đến.

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, nêu câu trả lời

+ Một số việc làm để tiết kiệm nước: 

- Khóa nước khi không sử dụng

- Kiểm tra đường ống nước thường xuyên để tránh rò rỉ

- Cách nhiệt ống dẫn nước

 

 

 

 

 

- HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm 4 kết hợp đọc thông tin SGK hoạt động 4, quan sát và kết luận

+ Loại bỏ được các chất không tan trong nước: a. Lọc

+ Loại được hầu hết vi khuẩn và các chất gây mùi cho nước.: b. Khử trùng

+ Loại được vi khuẩn trong nước: Đun sôi

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi

 

+ Nước sau khi được làm sạch, những trường hợp có thể uống được là:

- Đun sôi trước khi uống với nước máy.

- Khử trùng với nước trong bể bơi.

- Lọc với nước đục.

+ Gia đình em đang sử dụng nguồn nước giếng, cách làm sạch nước giếng là lọc và đun sôi trước khi sử dụng.

Ngoài ra ở địa phương em có một số hộ gia đình sử dụng nước máy, để làm sạch cần được lọc và đun sôi trước khi sử dụng.

 

- HS đọc phần "Em đã đọc"

- HS quan sát, lắng nghe

 

 

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện 

icon-date
Xuất bản : 01/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023