logo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Đạo đức 4 Sách Kết nối tri thức

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Đạo đức 4 Sách Kết nối tri thức (2023 - 2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng, giáo án điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023 - 2024 theo mẫu giáo án CV 5512 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Đạo đức 4 Kết nối tri thức (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Đạo đức 4 Sách Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Đạo đức 4 Sách Kết nối tri thức

2. Giáo án điện tử Đạo đức 4 Kết nối tri thức (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

- Biết vì sao phải duy trì bạn bè.

- Nhận biết được cách đơn bản để giữ gìn bạn bè.

- Giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè ở trường học và làng xóm, khối phố. 

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế

3. Phẩm chất

- Biết quý trọng tình bạn

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Thiết bị dạy học

- Giáo viên:

+ Bài giảng điện tử

+ SGK, SGV Đạo đức 4 Kết nối tri thức

+ Bông hoa tình bạn

- Học sinh:

+ SGK Đạo đức 4 Kết nối tri thức

+ Tranh ảnh, tự liệu nếu có

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Khởi động bài hát "Tình bạn"

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy chia sẻ vài điều (về tính cách, sở thích,...) của người bạn mà em yêu quý nhất.

+ Tình bạn đó mang đến cho em điều gì?

- GV nhận xét, dẫn vào bài học

2. Khám phá

Hoạt động 1: Vì sao phải giữ gìn tình bạn  

* Mục tiêu:

- HS biết được vì sao phải duy trì quan hệ bạn bè

* Các tiến hành:

- Gọi HS câu truyện "Cô chủ không biết quý tình bạn" và trả lời câu hỏi:

+ Em có nhận xét gì về cách ứng xử của cô chủ nhỏ đối với những người bạn của mình? Cuối cùng, điều gì đã xảy đến với cô bé? 

+ Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?

+ Theo em, vì sao chúng ta cần giữ gìn tình bạn?

 

- GV nhận xét, kết luận

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách duy trì quan hệ bạn bè

* Mục tiêu

- HS nhận biết được cách đơn giản để duy trì mối quan hệ bạn bè

* Cách thực hiện

- GV gắn bông hoa tình bạn lên bảng. Cho HS đọc các cách để duy trì quan hệ bạn bè và trả lời câu hỏi:

- Gọi 1, 2 HS thực hiện bài làm trên bảng

 

+ Em sẽ chọn từ khoá nào để tạo thành bông hoa tình bạn? 

+ Theo em, còn những cách nào khác để duy trì quan hệ bạn bè?

- GV nhận xét, kết luận HĐ2

3. Luyện tập

* Mục tiêu

- HS nắm được kiến thức bài học, thực hiện giải các bài tập thành thạo

* Cách tiến hành

- Gọi HS đọc yêu cầu BT

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn cách để duy trì quan hệ bạn bè và giải thích.

 

- GV nhận xét, chốt ý đúng

 

 

- Gọi HS nêu yêu cầu BT

- Cho HS thảo luận nhóm 4, nhận xét hành vi của các bạn trong từng bức tranh.

- Gọi các nhóm trình bày

 

 

 

 

 

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra lời khuyên cho mỗi tình huống.

- GV nhận xét, chốt ý kiến đúng

 

 

 

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Cho HS thảo luận nhóm, hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.

- Gọi các nhóm thực hiện đóng vai

 

 

 

4. Vận dụng

* Mục tiêu

- HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

* Cách tiến hành

- GV cho HS thảo luận:

1. Em hãy kể về một tình bạn đẹp của bản thân hoặc của các bạn khác mà em biết. Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm để duy trì tình bạn.

2. Em hãy cùng các bạn thảo luận về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử với bạn bè.

3. Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn hoặc các câu thơ nói về tình bạn.

 

- GV nhận xét tiết học, chốt lại kiến thức toàn bài.  

- Giáo dục HS phải biết quý trọng tình bạn

 

- Lớp trưởng cho các bạn khởi động tại chỗ trên nền nhạc

 

- HS chia sẻ về người bạn của mình

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

+ Cô bé đối xử với những người bạn của mình một cách vô tâm, có người bạn mới cô lại hắt hủi người bạn cũ. Cuối cùng, cô đã bị tất cả những con vật bỏ cô mà đi

+ Phải biết quý trọng những thứ gần gũi bên cạnh mình.

+ Vì tình bạn là một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, tình bạn là nơi chia sẻ cảm xúc vui buồn trong cuộc sống. Là động lực giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại.

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm

-  HS lên bảng gắn từ khóa thích hợp để tạo thành bông hoa tình bạn

+ Em sẽ chọn: tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ, động viên, khích lệ 

 

+ Những cách để duy trì quan hệ bạn bè: yêu quý, tin tưởng, chăm sóc,...

 

 

 

 

 

Bài 1: Em lựa chọn cách nào để duy trì quan hệ bạn bè? Vì sao

- HS đọc yêu cầu BT 

- HS thảo luận nhóm đôi, lựa chọn và giải thích.

+ Các cách để duy trì quan hệ bạn bè là cách: b, d, g. 

=> Đó là những hành động để gắn kết tình bạn với nhau, luôn luôn chơi cùng nhau, trò chuyện cùng nhau, tâm sự cùng nhau. 

=> Các cách a, c, e là những hành động thể hiện việc chia rẽ tình bạn.

Bài 2: Nhận xét hành vi của các bạn trong tranh

- HS nêu yêu cầu

- HS thảo luận nhóm 4, nhận xét hành vi

 

- Đại diện các nhóm trình bày

1. Động viên bạn khi bạn đang ngại khi lên sân khấu, đây là hành động nên làm nhằm cổ vũ tinh thần cho bạn. 

2. Chủ động học cùng nhau để hỗ trợ nhau trong học tập. Đây là một hành động đáng được khích lệ.

3. Hành động không nên vì ai cũng có quyền được kết bạn với mọi người. 

4. Không được lấy khuyết điểm của người khác ra làm trò đùa, vì làm như vậy bạn sẽ rất buồn và cảm thấy bị tổn thương, xấu hổ với người khác.

Bài 3: Đưa ra lời khuyên cho bạn trong tình huống

- HS đọc yêu cầu, nêu tình huống

- HS thảo luận nhóm đôi, tìm hướng giải quyết cho bạn nhỏ trong tình huống.

+ Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn nên chủ động, cởi mở với các bạn xung quanh thì các bạn sẽ kết bạn với bạn thôi. 

+ Tình huống 2: Em sẽ khuyên bạn không được làm vậy vì bạn phạm lỗi nên bạn phải có trách nhiệm với lỗi lầm của mình. 

Bài 4: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí các tình huống dưới đây?

- Gọi HS nêu yêu cầu

- HS thực hành nhóm 4, xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí các tình huống.

- HS thực hành đóng vai trên bảng lớp

- Cùng các bạn chia sẻ về việc em đã làm để duy trì tình bạn:

* Gợi ý: Giúp bạn khi gặp khó khăn, chia sẻ đồ dùng học tập với bạn...

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, đưa ra nhận xét

 

 

 

- Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở.

- Thêm bạn bớt thù.

 

icon-date
Xuất bản : 01/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023