logo

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Lịch sử và Địa lí 4 Sách Kết nối tri thức

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Lịch sử và Địa lí 4 Sách Kết nối tri thức (2023 - 2024) bao gồm trọn bộ kì 1, kì 2 đầy đủ nhất. Bài giảng, giáo án điện tử Powerpoint được biên soạn hiện đại, trực quan, hiệu ứng đẹp mắt, cuối slide có trò chơi đi kèm tạo hứng thú học tập tốt cho học sinh, ngoài ra còn có sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức dễ hiểu nhất.

Bộ giáo án, bài giảng (hay còn gọi là kế hoạch bài dạy) do nhóm giáo viên Toploigiai biên soạn năm học 2023 - 2024 theo mẫu giáo án CV 2345 định hướng phát triển năng lực học sinh. Mời quý thầy cô tham khảo!


1. Bài giảng điện tử Powerpoint Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức (demo dạng ảnh)

Bài giảng điện tử Powerpoint (PPT) Lịch sử và Địa lí 4 Sách Kết nối tri thức

2. Giáo án điện tử Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức (bản word)


Bản demo Nội dung giáo án bản word

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kỹ năng

- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư. 

- Kể được một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản,...).

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp trong hoạt động cá nhân hay hoạt động nhóm.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự giải quyết vấn đề, biết lắng nghe ý kiến

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

- Năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu Lịch sử và Địa lí: Sử dụng các công cụ để khai thác trong học tập (Internet, tư liệu sách báo)

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học

- Trân trọng giá trị văn hóa truyền thống

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học

- GV: 

+ Bài giảng điện tử, SGK Lịch sử và Địa lí 4

- HS: 

+ SGK Lịch sử và Địa lí 4

+ Tranh ảnh về con người và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Trò chơi: "Phóng viên"

+ Hãy nêu những hiểu biết của bạn về con người và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

- GV nhận xét - Giới thiệu bài.

2. Khám phá

Hoạt động 1: Dân cư

a. Mục tiêu: 

- Kể tên được một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Nhận xét được về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện các yêu cầu.

1. Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:

- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số dưới 100 người/km2.

- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số trên 400 người/km2.

 

- Nhận xét về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Hoạt động 2: Một số cách thức khai thác tự nhiên

* Mục tiêu:

- Xác định được một số cách thức khai thác tự nhiên.

- Hiểu được vai trò của việc khai thác tự nhiên trong cuộc sống

* Cách thực hiện

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các yêu cầu. Gọi đại diện các nhóm trả lời.

a. Làm ruộng bậc thang

+ Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy cho biết vai trò của ruộng bậc thang đối với đời sống và sản xuất của người dân khu vực miền núi Bắc Bộ.

b. Xây dựng các công trình thủy điện

+ Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, em hãy kể tên và xác định trên lược đồ một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Cho HS tham khảo tự liệu, hình ảnh về một số nhà máy thủy điện nêu trên.

c. Khai thác khoáng sản

+ Đọc thông tin và quan sát hình 6, em hãy 

- Xác định trên lược đồ một số mỏ khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

- Kể tên một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

3. Luyện tập

a. Mục tiêu: 

Giúp HS củng cố kiến thức đã học về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung Du và miền núi Bắc Bộ

b. Cách tiến hành

- GV cho HS làm việc cá nhân: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hoá nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (theo gợi ý dưới đây).

- GV nhận xét, tuyên dương những bài vẽ đẹp, có tư duy.

4. Vận dụng

a. Mục tiêu: 

- Vận dụng được những điều đã học vào thực tiễn

b. Cách tiến hành

- Cho HS làm việc theo nhóm 6, dựa vào thông tin có trong bài và nơi địa phương mình đang sống.

+ So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác. 

+ Theo em, cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

 

-  Lớp trưởng điều hành trò chơi dưới dạng hỏi đáp.

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có địa hình cao nhất cả nước, tập trung nhiều dân tộc ít người. 

+ Trung du Bắc Bộ có điều kiện thuận lợi phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm 2, thực hiện các yêu cầu trong hoạt động 1. 

 

+ Một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,...

 

 

- Những tỉnh có mật độ dân số dưới 100 người/km2: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

- Cho biết những tỉnh nào có mật độ dân số trên 400 người/km2: Phú Thọ, Bắc Giang...

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt. Dân cư trong vùng phân bố không đồng đều giữa các tỉnh, giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.

 

 

 

 

 

 - HS làm việc nhóm 4, đọc cách thông tin trong SGK, thảo luận và thực hiện trả lời các yêu cầu ở hoạt động 2. Đại diện nhóm trả lời

 

 

+  Vai trò: Ruộng bậc thang không chỉ giúp người dân đảm bảo nguồn lương thực mà còn hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Đồng thời, thu hút nhiều du khách vì vẻ đẹp này, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch cho vùng.

+ Một số nhà máy thủy điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Nhà máy thùy điện Sơn La, nhà máy thủy điện Lai Châu, nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Thác Bà, nhà máy thủy điện Na Hang – Tuyên Quang. 

 

 -

 

 

 HS chỉ và xác định trên lược đồ

 

 + Một số sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như: Than đá, sắt, Man-gan, Ti-tan, vàng, đồng, thiếc, bô-xit, a-pa-tit, đá vôi...

 

 

 

 

 

-  HS thực hiện vẽ vào giấy A4

 

 

 

 

 

 

 

 

+ So với các phiên chợ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Chợ quê em được xây dựng khang trang hơn, các mặt hàng phong phú, đa dạng. Phiên chợ đều được diễn ra vào tất cả các ngày trong tuần.

+ Để bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, em cần:

- Tích cực quảng bá những nét đẹp văn hóa vùng  Trung du và miền núi Bắc Bộ đến mọi người xung quanh là du khách quốc tế.

- Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa quê hương

icon-date
Xuất bản : 01/06/2023 - Cập nhật : 19/08/2023