Hướng dẫn Giải Toán 8 Kết nối tri thức Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ ngắn gọn kèm lời giải và đáp án chi tiết bám sát nội dung chương trình Sách mới.
Hoạt động 1: Trên trục số Ox, gọi A là điểm biểu diến số 1 và đặt vecto OA = vecto i (H4.32a). Gọi M là điểm biểu
diễn số 4, N là điểm biểu diễn số −32. Hãy biểu thị mỗi vecto OM = vecto ON theo vecto i.
Lời giải
vecto OM cùng hướng với vecto OA và vecto OM = 4 vecto OA nên ta có:
vecto OM = 4 vecto OA = 4 vecto i.
Ta có: vecto ON ngược hướng với vecto OA và vecto ON = 3/2 vecto OA
=> vecto ON = −3/2 vecto OA = −3/2 vecto i.
Hoạt động 2: Trong Hình 4.33:
a. Hãy biểu thị mỗi vecto OM, vecto ON theo các vecto i; vecto j.
b. Hãy biểu thị vecto MN theo các vecto OM, vecto ON, từ đó biểu thị vecto MN theo các vecto i; vecto j.
Lời giải
a. vecto OM = vecto OH + vecto OK
= 3 vecto i + 5 vecto j. ( Quy tắc hình bình hành)
vecto ON = vecto OP + vecto OQ
= −2 vecto i + 5/2 vecto j ( Quy tắc hình bình hành)
b. vecto MN = vecto ON + vecto OM
= −2 vecto i + 5/2 vecto j - (3 vecto i + 5 vecto j)
= −5 vecto i + −5/2 vecto j
Luyện tập 1: Tìm tọa độ của vecto 0
Lời giải
vecto 0 có tọa độ là (0; 0).
Hoạt động 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho vecto u = (2; -3), vecto v = (4;1), vecto a = (8;-12).
a. Hãy biểu thị mỗi vecto u, vecto v, vecto a theo các vecto i, vecto j.
b. Tìm tọa độ của các vecto u + vecto v, 4 vecto u.
c. Tìm mối liên hệ giữa hai vecto u, vecto a.
Lời giải
a)
vecto u = 2 vecto i + (−3) vecto j
vecto v = 4 vecto i + 1 vecto j.
vecto a = 8 vecto i + (−12) vecto j
b)
vecto u + vecto v = 6i + (−2) vecto j nên có tọa độ là (6; -2).
4 vecto u = 8 vecto i + (−12) vecto j nên có tọa độ là (8; -12)
c)
4 vecto u = vecto a.
Hoạt động 4: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm M(xo; yo). Gọi P, Q tương ứng là hình chiếu vuông góc của
M trên trục hoành Ox và trục tung Oy (H.4.35).
a. Trên trục Ox, điểm P biểu diễn số nào? Biểu thị vecto OP theo vecto i và tính độ dài của vecto OP theo xo.
b. Trên trục Oy, điểm Q biểu diễn số nào? Biểu thị vecto OQ theo vecto j và tính độ dài của vecto OQ theo yo.
c. Dựa vào hình chữ nhật OPMQ, tính độ dài của OM theo xo; yo.
d. Biểu thị OM theo các vecto i, vecto j.
Lời giải
a) Trên trục Ox, điểm P biểu diễn cho số x0;
Độ dài đoạn thẳng OP = |x0| = x0.
b) Trên trục Oy, điểm Q biểu diễn cho số y0;
Độ dài đoạn thẳng OQ = |y0| = y0.
Hoạt động 5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho các điểm M(x; y) và N(x'; y').
a. Tìm tọa độ của các vecto OM, vecto ON
b. Biểu thị vecto MN theo các vecto OM, ON và tìm tọa độ của vecto MN .
c. Tìm độ dài của vecto MN.
Lời giải
a. vecto OM (x;y); vecto ON (x′;y′)
b. vecto MN = vecto ON − vecto OM
=> vecto MN (x′ − x; y′ − y)
Luyện tập 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm A(2; 1). B(3; 3).
a. Các điểm O, A, B có thẳng hàng hay không?
b. Tìm điểm M(x; y) để OABM là một hình bình hành.
Lời giải
a. Xét vecto OA (2;1) và vecto OB (3;3) không cùng phương vì 23 ≠ 13.
Do đó các điểm O, A, B không thẳng hàng.
b. OABM là hình bình hành khi và chỉ khi vecto OA = vecto MB.
Ta có: vecto OA (2;1) và vecto MB (3 − x; 3 − y)
vecto OA = vecto MB ⇔ 3 − x = 2 và 3 − y = 1 ⇔ x = 1; y = 2
Vậy điểm cần tìm là M (1; 2).