Câu hỏi: Anh chị hãy phân tích nội dung cơ bản của quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (hay quy luật llsx quyết định qhsx). Đảng cộng sản việt nam đã và đang vận dụng quy luật này như thế nào vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trả lời:
Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX có 2 nội dung lớn:
- LLSX quyết định QHSX.
- Sự tác động ngược lại của QHSX đến LLSX.
* Lực lượng sản xuất:
- LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là năng lực thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất vật chất.
- LLSX là sự kết hợp giữa người/sức lao động với tư liệu sản xuất (TLSX).
+ Người/sức lao động bao gồm trí lực và thể lực, trong đó trí lực giữ vai trò hàng đầu.
+ TLSX gồm 2 loại là tư liệu lao động và đối tượng lao động.
- Tư liệu lao động là cái cần thiết trong quá trình lao động, nó gồm có 2 bộ phận: phương tiện lao động và công cụ lao động, trong đó công cụ lao động là quan trọng nhất. Công cụ lao động là tư liệu lao động dẫn truyền trực tiếp sức lao động của người lao động lên đối tượng lao dộng, nó là yếu tố động nhất, cách mạnh nhất, thay đổi hàng ngày hàng giờ trong quá trình sản xuất của nhân loại, nó nói lên năng suất lao động của XH. Công cụ càng hiệu quả, năng suất lao động càng cao, nó nói lên trình độ chinh phục và cải tạo tự nhiên của con người, nó nói lên sự phân biệt của các thời kỳ kinh tế.
- Đối tượng lao động gồm:
+ Đối tượng có sẵn trong tự nhiên: ngày xưa là quan trọng nhất.
+ Đối tượng do con người làm ra: ngày nay quan trọng nhất. LLSX có tính cá nhân và xã hội:
XH: LLSX do nhiều người cùng phối hợp sử dụng để tạo ra sản phẩm của XH.
Cá nhân: LLSX do 1 con người lao động sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của XH.
→ Như vậy, XH ngày càng phát triển thì LLSX có xu hướng ngày càng mang tính XH. Ví dụ: 1 cái máy trong nhà máy nhiều người dúng những người khác nhau đứng ở giai đoạn khác nhau mới làm ra được sản phẩm, nhưng những sản phẩm làm ra rơi vào tay 1 người. Đó là sự bi đát của CNTB gây ra mâu thuẫn trong CNTB.
- Trình độ phát triển của LLSX ngày càng cao, cao nhất là trong thời đại chúng ta. Do:
+ Lý do mang tính chất xuyên suốt chiều dài lịch sử (lý do cơ bản): ngưởi lao động luôn luôn tự hoàn thiện năng lực lao động của mình, luôn luôn tìm kiếm những công cụ, phương tiện lao động mới để cho quá trình lao động của mình ngày càng nhẹ nhàng hơn và hiệu quả hơn. Vì vậy mà hàng ngày hàng giờ và muôn đời nay con người luôn luôn làm cho LLSX phát triển không ngừng.
+ Trong thời đại ngày nay, đặc biệt là từ khi CNTB ra đời đến nay, có 1 lý do, đó là sự tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trước đây và CM khoa học công nghê ngày nay.
→ Đây là lý do chủ yếu trong thời đại chúng ta, cho nên nói cuộc CMKH công nghệ ngày nay là cuộc CM của LLSX, nó làm thay đổi tính chất và trình độ của LLSX.
* Quan hệ sản xuất
- QHSX là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, nó bao gồm 3 mối quan hệ co bản: QH về sở hữu tư liệu SX, QH trong việc tổ chức và quản lý SX, QH trong việc phân phối sản phẩm làm ra. Trong đó, QH sở hữu về TLSX giữ vai trò quyết định. Vì thường thì ai nắm quyền sở hữu TLSX, người đó được quyền tổ chức, quản lý nguồn máy sản xuất của Xh, người đó được quyền phân phối sản phẩm do XH làm ra. Vì vậy khi thay đổi QH sở hữu là thay đổi trật tự kinh tế XH. Muốn thay đổi trật tự kinh tế thì trước hết phải thay đổi chế độ sở hữu. Chế độ SH như thế nào thì trật tư kinh tế như thế ấy. Nhưng ngày nay, không phải nơi nào cũng thế.
- Trong nền sản xuất TBCN hiện đại có xu hướng tách ra quyền sở hữu với quyền tổ chức, quản lý. Ông chủ là ông chủ, còn giám đốc làm giám đốc.
- Các QHSX hợp thành hệ thống tương đối ổn định (hình thức xã hội của quá trình SX) so với sự vận động và phát triển liên tục của LLSX (nội dung xã hội của quá trình SX).
* LLSX quyết định QHSX:
- Sự phát triển của LLSX (nâng cao trình độ và thay đổi tính chất) đã làm thay đổi QHSX sao cho phù hợp với LLSX được thể hiện như sau:
- PTSX mới ra đời, QHSX luôn phù hợp với trình độ và tính chất của LLSX. Khi PTSX mới ra đời, QHSX về cơ bản là phù hợp nhưng thỉnh thoảng có trường hợp không phù hợp. Ví dụ: Nước ta bắt đầu thời kỳ quá độ lên CNXH. Chúng ta duy ý chí, làm cho QHSX có nhiều yếu tố phát triển quá nhanh, vượt xa trình độ, tính chất của LLSX. Đó là QH sở hữu tiên tiến (SH Nhà nước, Sh tập thể) lại tồn tại trên 1 trật tự kinh tế LLSX rất ư là lạc hậu, dẫn đến không phù hợp. Đây là trường hợp hiếm khi xảy ra, thường thì QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
- QHSX (QHSH tư liệu SX…) khá ổn định, chậm thay đổi, còn LLSX (công cụ lao động,…) luôn thay đổi. Lúc đầu thì phụ hợp nhưng sau đó chúng lại không phù hợp do tốc độ thay đổi của chúng không như nhau. Vì QHSX thay đổi chậm, trong đó QHSH là thay đổi chậm nhất (do QHSh thường được pháp luật, hiến pháp quy định, nó tạo thành trật tự nền tảng KT-XH nên không dễ dàng thay đổi được. Trong khi đó, LLSX, đặc biệt là công cụ lao động thay đổi rất nhanh.
- Khi LLSX thay đổi đến một trình độ và tính chất nào đó thì nó sẽ không còn phù hợp với QHSX nữa, tức là nó mâu thuẫn với QHSX hiện có.
Mâu thuẩn này ngày càng gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết bằng cách xóa bỏ QHSX cũ, thay thế vào đó QHSX mới cho phù hợp với trình độ và tính chất mới của LLSX. Ta thay đổi QHSX thông qua CMXH diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, gọi là cách mạng kinh tế, mới thay đổi được QHSX.
→Từ đó PTSX cũ mất đi, PTSX mới tiến bộ hơn ra đời.
* Sự tác động của QHSX đến LLSX:
Do QHSX có tính độc lập tương đối so với LLSX nên QHSX tác động ngược lại LLSX. QHSX có tính độc lập tương đối là do:
- QHSX là hình thức XH của quá trình SX. Xét đến cùng nó phụ thuộc, nhưng nó hoàn toàn không phụ thuộc, nó có tính độc lập tương đối.
- QHSX nói chung, QHSH nói riêng trực tiếp quy định mục đích của nền SX xã hội, và vì vậy nó tác động đến LLSX.
Ví dụ: CNTB, mục đích là sản xuất ra hàng hóa bán trên thị trường để tư sản thu được giá trị thặng dư m.
XHPK, địa chủ tổ chức sản xuất để thu địa tô.
Nước ta ngày nay mục đích sản xuất xã hội là SX ra nhiều của cải để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ta ngày càng cao, để mở rộng sản xuất, không chạy theo lợi nhuận.
- QHSX chi phối trực tiếp đến lợi ích của người lao động, nhất là QH quản lý và phân phối. Trước khi đổi mớii, người ta rất thờ ơ với sự phát triển của LLSX vì làm nhiều hay làm ít thì cũng hưởng như nhau. Ngày nay, làm theo lao động hưởng theo năng lực nên tạo điều kiện phát triển LLSX.
- QHSX thúc đẩy LLSX phát triển khi nó phù hợp với LLSX: Bình thường giai đoạn đầu là thúc đẩy nhưng có chỗ bất thường: nước ta trước đổi mới rơi vào tình trạnh duy ý chí, vì vậy tạo ra QHSX có những yếu tố vượt trước so với trình độ, tính chất của LLSX kìm hãm làm LLSX ngày càng yếu đi, kinh tế rơi vào khủng hoảng.
- QHSX kìm hãm LLSX phát triển khi nó mâu thuẫn với LLSX, thường thường là giai đoạn cuối, tuy nhiên sự kìm hãm chỉ mang tính tạm thời, 1 lúc nào đó LLSX sẽ được giải phóng ra khỏi sự kìm hãm của QHSX để thúc đẩy phát triển tiến lên, nhưng để xóa bỏ 1 QHSX cũ lập 1 QHSX mới phải thông qua 1 cuộc CMXH, trước hết là cuộc CM diễn ra trên lĩnh vực kinh tế gọi là CM kinh tế. Chỉ có CMXH mới thay đổi được QHSX.
Sự phát triển của LLSX đòi hỏi phải có quan hệ SX phù hợp với LLSX:
- Đại hội Đảng lần VII đã nêu : để phù hợp với sự phát triển của LLSX, chúng ta phải thiết lập từng bước quan hệ SX XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước => Chính điều này đã tạo ra sức sống động cho sự phát triển kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm do khơi dậy tiềm năng, sức sản xuất và năng động vốn có của các thành phần kinh tế.
- Đại hội IX đã xác định : “Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt : sở hữu, quản lý và phân phối”. Văn kiện Đại hội IX cũng đã xác định việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu không thể xác lập nhanh chóng ồ ạt như trước đây mà phải là một quá trình kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao …
- Và tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta đã tiếp tục khẳng định xã hội xã hội chủ nghĩa, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, Đây chính là một trong những định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Đồng thời cần thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Và theo Đảng, kinh tế thị trường là kết quả của sự phát triển llsx đến một trình độ nhất định, kết quả của sự phân công lao động và đa dạng hóa các loại hình thức sở hữu. Đảng ta đã khẳng định “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển llsx, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, nâng cao dời sống nhân dân.