Câu hỏi: Anh (Chị) hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng (CSHT) và kiến trúc thượng tầng (KTTT). Đảng ta đã và đang vận dụng mối quan hệ biện chứng này như thế nào vào quá trình xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Là 2 trong các mặt cơ bản cấu thành 1 hình thái kinh tế - xã hội, CSHT và KTTT thống nhất và tác động qua lại với nhau, trong đó, CSHT quyết định đối với KTTT; song KTTT cũng có tác động tích cực trở lại CSHT. Thực chất mối quan hệ giữa CSHT và KTTT là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
* Cơ sở hạ tầng
- CSHT là 1 phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp lại thành kết cấu kinh tế của xã hội ở một giai đoạn nhất định.
- CSHT bao gồm:
+ Các QHSX thống trị (luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác).
+ Các QHSX tàn dư của xã hội trước còn lại.
+ Các QHSX mầm móng của xã hội tương lai.
* Kiến trúc thượng tầng
- KTTT là sự phản ánh CSHT, được hình thành trên CSHT.
- KTTT bao gồm:
+ Các quan điểm về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức…;
+ Các thiết chế, tổ chức Ctrị - XH tương ứng với những quan điểm đó như N.Nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể,…
Ví dụ: Tổ chức đưa ra tư tưởng nhằm bảo vệ nông dân là hội nông dân.
Tổ chức đưa ra tư tưởng nhằm bảo vệ thanh niên là đoàn thanh niên.
- Trong KTTT, có 1 thiết chế cự kỳ quan trọng tạo thành hệ thống chính trị của XH. Ví dụ: Việt Nam có Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc.
* CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTTT nấy):
- Trật tự kinh tế, xét đến cùng, quy định trật tự chính trị. (Kinh tế nào chính trị nấy).
Mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị: đổi mới kinh tế buộc phải đổi mới chính trị, xung đột trong kinh tế kéo theo xung đột trong chính trị.
Ví dụ: Kinh tế Thái Lan đang đau khổ bởi 2 xu hướng:
+ Hướng nông thôn: nông nghiệp: phe áo đỏ nhẳm bảo vệ lợi ích cho nông nhân.
+ Hướng thành thị: công nghiệp: phe áo vàng tiêu biểu lợi ích cho tầng lớp trí thức ở thành thị.
- Trong XH có giai cấp, giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.
- Tất cả các yếu tố của KTTT đều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào CSHT và do CSHT quy định.
- Khi CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình khó khăn, lâu dài và phức tạp.
* Sự tác động của KTTT đến CSHT:
- Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên sự tác động của chúng đến CSHT theo những cách, xu hướng khác nhau.
- Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành. Ví dụ CNTB, nhà nước tư bản, pháp luật tư bản ra sức bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, còn nhà nước ta thì bảo vệ chế độ sở hữu xã hội xã hội chủ nghĩa.
- KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội. Nhà nước, pháp luật có thể tác động mạnh đến kinh tế nhưng không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của kinh tế. Vì CSHT là nguyên nhân, KTTT là kết quả, kết quả có thể tác động mạnh đến nguyên nhân nhưng không bao giờ sinh ra nguyên nhân của chính mình. Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:
+ Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, bảo đảm sự phát triển bền vững cho CSHT.
+ Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự phát triển kinh tế và gây bất ổn cho đời sống xã hội.
KTTT có những yếu tố tác động mạnh lên CSHT như: Nhà nước, pháp luật. NN, PL là yếu tố KTTT tác động trực tiếp mạnh mẽ đến CSHT. Vì vậy khi CSHT thay đổi thì NN, PL thay đổi ngay. Còn tôn giáo, đạo đức,… tác động gián tiếp lên CSHT nên khi CSHT thay đổi thì nó không nhất thiết phải thay đổi ngay mà cuối cùng nó mới thay đổi. NN tác động mạnh nhất đến CSHT vì NN là chế độ chính trị của Xh, có những công cụ như: nhà tù, trại giam, viện kiểm sát, tòa án, công an, mật vụ,… Còn tôn giáo, đạo đức,… muốn tác động đến CSHT đều phải thông qua NN và làm theo pháp luật.
(Vận dụng: Việt Nam đã đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị thế nào?).
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Nghĩa là quán triệt mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước ta để xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xây dựng, hoàn thiện thể chế chính trị dân chủ Xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Trong 25 năm đổi mới kể từ năm 1986, Đảng ta đã bắt đầu từ đổi mới kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, nhằm giải phóng các nguồn lực của đất nước. Trong đổi mới kinh tế, bắt đầu trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới quan điểm, đường lối phát triển kinh tế. Khi đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn, các quan hệ kinh tế đã có sự thay đổi cơ bản, cần thiết phải tiến hành đồng thời đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị để thúc đẩy đổi mới toàn diện. Như vậy, kinh tế phát triển là cơ sở đảm bảo vững chắc cho ổn định chính trị xã hội, ngược lại sự ổn định CTXHlà điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Điều này khẳng định Đảng ta từng bước vận dụng đúng đắn và giải quyết sáng tạo quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Và những kết quả của 25 năm đổi mới cũng minh chứng cho điều đó.
- Đại hội VI (12-1986) khẳng định và nhấn mạnh đường lối, chủ trương của Đảng là giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, áp dụng cơ chế thị trường và đẩy mạnh dân chủ hóa toàn diện các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khoá VI, tháng 3-1989, đã đề ra chủ trương xây dựng và thực hiện một chiến lược kinh tế đối ngoại theo quan điểm mở cửa, nhằm đưa nền kinh tế nước ta hội nhập khu vực và thế giới.
- Những năm đầu đổi mới, Đảng đã bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, hướng vào thực hiện ba chương trình mục tiêu về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Cùng với việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư nói trên, chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương được thay bằng chế độ nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh tế đối ngoại bằng pháp luật và chính sách. Các thành phần kinh tế đều được tham gia các hoạt động kinh tế đối ngoại. Luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực và nhiều lần được tu chỉnh đã thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Nhờ vậy, kinh tế đối ngoại phát triển với tốc độ nhanh.
- Đại hội VII (1991) Đảng định hình hệ quan điểm, nguyên tắc của đổi mới, nhấn mạnh hướng ưu tiên là đổi mới kinh tế, nhấn mạnh nguyên tắc, phương châm, bước đi của đổi mới chính trị là thận trọng, từng bước, có kết quả, thúc đẩy kinh tế.
- Đại hội IX (2001) Đảng ta đã bổ sung mục tiêu dân chủ trong hệ mục tiêu của đổi mới, thực hiện nền kinh tế thị trường với kết cấu các thành phần kinh tế, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân, chú trọng thực hiện chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, giải quyết các xung đột, nhất là sự kiện Tây Nguyên (2001-2004), các tình huống về vấn đề dân tộc, tôn giáo, về công nhân đình công, bãi công…
- Đảng và NN ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN, đó là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Như vậy, trong đổi mới KT, nước ta đã chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; chuyển từ kinh tế đơn thành phần, đơn loại hình sở hữu sang kinh tế đa thành phần, đa loại hình sở hữu; chuyển từ công nghiệp hóa, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, sang công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, gắn với thị trường, gắn với khoa học công nghệ hiện đại và hướng tới kinh tế tri thức; chuyển nền kinh tế chưa thật sự mở cửa sang nền kinh tế hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu. Còn đổi mới về Chính trị, thành tựu bao trùm nhất là Đảng ta đã tự đổi mới từ quan điểm, tư duy đến đổi mới đường lối, chủ trương, chính sách, từ đổi mới công tác tổ chức đến công tác cán bộ, từ đổi mới nội dung lãnh đạo đến phương thức lãnh đạo, từ đổi mới kiểm tra đến mở rộng dân chủ trong Đảng, từ việc tự đổi mới trong Đảng đến việc lãnh đạo đổi mới cả hệ thống Chính trị.