Câu hỏi: Hình thái kinh tế xã hội là gì? Phân tích tư tưởng của Mác: "Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên"
Trả lời:
* Hình thái KT-XH là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định có một kiểu QHSX phù hợp với trình độ nhật định của LLSX, và có KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX-CSHT ấy.
* Phân tích tư tưởng của Mác : “Sự phát triển hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên”.
Lịch sử ở đây mang nghĩa XH, con người. Lịch sử phát triển của XH loài người không phải do một lực lượng siêu nhiên hay một các nhân nào đó tạo ra, mà là lịch sử hoạt động của con người hướng đến những mục đích nhằm đạt được những lợi ích tạo nên. Chính con người đã tạo nên lịch sử, không phải con người nào cũng tạo ra lịch sử mà chính quần chúng nhân dân mới là chủ thể tạo dựng nên lịch sử. Nhưng đó là quá trình hoạt động của con người tuân theo các khách quan của XH., mà trước hết là các quy luật chung như: QL QHSX quyết định QHSX, QL CSHT quyết định KTTT,...
Xét đến cùng, đó là lịch sử phát triển của nền sản xuất vật chất, còn sự phát triển của nền sản xuất vật chất là do sự phát triển của LLSX gây ra: LLSX phát triển kéo theo sự biến đổi của các QHSX, làm cho PTSX mới ra đời thay thế PTSX cũ.. Mà PTSX thay đổi kéo theo toàn bộ cấu trúc XH: CSHT, KTTT, TTXh, YTXH thay đổi theo, tức là làm thay đổi hình thái KT-XH từ thấp lên cao.
Tuy nhiên xu hướng chung của xã hội loài người là thay đổi hình thái Kt-Xh từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đây là xu hướng chung của nhân loại, của loài người, chứ không phải là của 1 quốc gia, dân tộc.
Nhưng do sự chi phối của điều kiện tự nhiên, văn hóa, chính trị, do tình hình quốc tế chi phối mà lịch sử phát triển của từng quốc gia dân tộc diễn ra cực kỳ đa dạng. Đa dạng nghĩa là có dân tộc phát triển nhanh tiến lên, có dân tộc rơi xuống, có dân tộc ngừng lại. Nhưng xu hướng chung của loài người là đi lên, loài người đã đi lên CNTB rồi thì không có chuyện quay lại phong kiến.
Nhưng 1 nước đang ở chế độ TBCN thì có thể quay lại phong kiến, còn cả loài người thì không thể.
- Ví dụ 1:
+ Một số quốc gia dân tộc có lịch sử phát triển liên tục tự Ht KT-Xh thấp đến HT Kt-XH cao: Nhật Bản, Anh, Pháp...
+ Một số quốc gia, dân tộc có lịch sử phát triển bỏ qua một vài hình thái KT-Xh nào đó. Tuy nhiên, việc bỏ qua ấy cũng phải được diễn ra theo 1 quá trình lịch sử - tự nhiên, chứ không từ ý muốn chủ quan của con người.
- Ví dụ 2:
+ Mỹ không trải qua chế độ Phong kiến, Do thực dân châu Âu mang LLSX TBCN qua Mỹ nên nhanh chóng đưa LLSX từ cung tên, gậy gọc lên thành máy hơi nước, máy móc cơ khí, người công nhân. Chính LLSX quyết định QHSX là quan hệ TBCN mới xây dựng CNTB chứ không phải là phong kiến.
+ Việt Nam: Không trải qua chế độ TBCN, cụ thể không xây dựng quan hệ SX TBCN thống trị, không xây dựng chế độ chính trị TBCn, nhưng tất cả những cái còn lại của CNTB, chúng ta vẫn tận dụng tối đa: LLSX, thành tựu của CNTB, nhưng chúng ta không xây dựng QHSX TBCN thống trị.