logo

Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm?

Đáp án chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Ngữ văn 7 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm?

A. Bà Huyện Thanh Quan

B. Đoàn Thị Điểm

C. Hồ Xuân Hương

D. Xuân Diệu

Trả lời:

Đáp án đúng C. Hồ Xuân Hương


Kiến thức tham khảo về Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương


1. Tiểu sử của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh vào khoảng cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sinh trưởng ở đất Bắc. Năm sinh và năm mất cũng như tiểu sử về bà không được các tài liệu ghi chép rõ ràng. 

Bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc của học giả Nguyễn Hữu Tiến, xuất bản năm 1916. Theo sách này, bà Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phi Diễn và vợ lẽ họ Hà. Nhà bà "trông xuống hồ Tây", lại ra ở thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (bây giờ là phố Nhà Thờ). Khi trưởng thành, bà làm một ngôi nhà nhỏ ở Hồ Tây, lấy tên Cổ Nguyệt Đường, là nơi tiếp các bậc tao nhân mặc khách, cùng họ xướng họa, bình thơ. 

Hồ Xuân Hương vốn thông minh, sắc sảo, ứng biến nhanh lại rất mực tài hoa, song cuộc đời gặp nhiều éo le. Bao nhiêu nỗi niềm bà gửi hết vào thơ. Nói như Xuân Diệu thì "thơ Hồ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính số phận của Xuân Hương". Hồ Xuân Hương được nhiều người mệnh danh là bà chúa thơ Nôm không chỉ bởi số lượng tác phẩm mà còn vì nghệ thuật điêu luyện với ý tưởng sâu sắc. 

Các tác phẩm thơ Nôm của bà hiện còn nhiều bài ở mảng thơ Nôm truyền tụng. Bài thơ nổi tiếng nhất của Hồ Xuân Hương được đưa vào chương trình Văn học trung học cơ sở là Bánh trôi nước.

Năm 2021, bà cùng Nguyễn Đình Chiểu là hai nhà thơ của Việt Nam được UNESCO vinh danh là "danh nhân văn hóa thế giới" cùng với kỷ niệm năm sinh/ năm mất.

Ai được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm?

2. Phong cách sáng tác của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Đặc trưng phong cách diễn ý thơ Nôm Hồ Xuân Hương là mượn cảnh, mượn vật để ẩn dụ về câu chuyện, thái độ và số phận con người qua đôi mắt của một người phụ nữ tài năng, bản lĩnh và cũng là cá biệt trong xã hội đương thời. Qua góc nhìn hiện tượng và khẩu khí thơ ca, nhà Phê bình văn học Đỗ Ngọc Yên cho rằng Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt. Trước tiên là ở con người cá nhân và nhân thân không rõ ràng. Hậu thế đã tốn rất nhiều bút mực để tìm kiếm nguồn gốc của bà.

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi.Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.


3. Tác phẩm của nhà thơ Hồ Xuân Hương

Cho đến nay chỉ có phát hiện của Nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại về tập thơ Lưu Hương ký gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm xác định chắc chắn của Hồ Xuân Hương. Còn những bài thơ in trong sách và lưu truyền trong dân gian vẫn còn là một ẩn số chưa có lời đáp. Có những bài thơ Nôm đích thị của Hồ Xuân Hương nhưng cũng có những bài mang phong cách tác giả Hồ Xuân Hương. Không rõ những bài mang phong cách Hồ Xuân Hương có phải là của bà hay không. 

Các tài liệu dẫn chứng Xuân Hương giao du rộng rãi với những danh sĩ như Phạm Quí Thích (khắc và in thơ của Nguyễn Du), Nguyễn Huy Tự (tác giả Hoa Tiên), Nguyễn Du, Mai Sơn Phủ, Tốn Phong, Cư Đình, Trần Quang Tĩnh và Trần Phúc Hiển v.v. Học giả Hoàng Xuân Hãn dẫn chứng bà có 3 đời chồng, người cuối cùng là Tham hiệp trấn Trần Phúc Hiến? Trong vấn đề Xướng họa thơ văn, một đối thủ của Xuân Hương được lưu lại là Chiêu Hỗ tức Phạm đình Hỗ (1768 - 1839), là tác giả Vũ Trung Tùy Bút, bút hiệu Chiêu Hỗ. 

Sau đây là tuyển tập 10 bài thơ hay nhất của Hồ Xuân Hương:

  • Thơ tự tình - Hồ Xuân Hương

  • Lấy chồng chung - Hồ Xuân Hương

  • Đánh đu - Hồ Xuân Hương

  • Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương

  • Canh khuya - Hồ Xuân Hương

  • Đánh cờ - Hồ Xuân Hương

  • Quả mít - Hồ Xuân Hương

  • Vịnh cái quạt - Hồ Xuân Hương

  • Cảnh thu - Hồ Xuân Hương

  • Vấn nguyệt - Hồ Xuân Hương

icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 13/03/2022

Tham khảo các bài học khác