logo

Câu văn "Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái..."

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “ Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn …. dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Câu hỏi trắc nghiệm: 

Câu văn “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân” đã sử dụng phép tu từ gì? 

A. Điệp ngữ

B. So sánh

C. Dùng từ đồng nghĩa

D. Dùng lối chơi chữ

Trả lời: 

Đáp án đúng A: Điệp ngữ


Tài liệu tham khảo về điệp ngữ


1. Điệp ngữ là gì?

Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

Câu văn Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió, ai cấm được trai thương gái

2. Các dạng điệp ngữ

Có 3 dạng điệp ngữ chính là: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp và điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Điệp ngữ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ, trong đó, các từ và cụm từ này thường cách quãng, không có sự liên tiếp.

Ví dụ:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim, hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa, tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre, trung hiếu chốn này”.

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Điệp ngữ nối tiếp

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ có sự nối tiếp với nhau.

Ví dụ:

"Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu

Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn.

Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm

Sách giấy mở tung, trắng cả rừng chiều”.

(Gửi em, cô thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật)

Điệp từ chuyển tiếp (điệp từ vòng)

Đây là hình thức lặp lại một từ, cụm từ nằm ở cuối câu trên, chuyển xuống đầu câu dưới tiếp theo để giúp câu văn, câu thơ liền mạch với nhau về ngữ nghĩa. Hình thức điệp này thường được dùng trong các thể thơ lục bát, thất ngôn lục bát, thất ngôn tứ tuyệt…

Ví dụ:

“Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

(Chinh phụ ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)

Trong đoạn thơ trên, hai từ “thấy” và “ngàn dâu” được lặp lại ở đầu câu sau để tạo sự chuyển tiếp, gợi lên cảm giác trùng trùng điệp điệp về màu xanh của ngàn dâu. Đây còn là ẩn dụ về nỗi nhớ chồng trải dài đến vô tận của người chinh phụ.


3. Tác dụng của điệp ngữ là gì?

Tác dụng nhấn mạnh

Điệp ngữ sẽ giúp nhấn mạnh vào sự vật, hiện tượng được lặp lại hoặc nhấn mạnh vào tình cảm, tâm tư của nhân vật, của tác giả.

Ví dụ:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một bếp lửa” liên tiếp được lặp lại ở 2 câu thơ với vị trí đặt ngay đầu câu giúp nhấn mạnh và đặc tả hình ảnh bếp lửa mà người cháu luôn đau đáu trong lòng. Kết hợp với câu cảm thán cuối khổ thơ càng khắc họa rõ nét hơn nỗi nhớ và tình yêu thương của tác giả đối với bếp lửa tuổi thơ và người bà.

Tác dụng liệt kê

Điệp ngữ cho phép người nói/người viết liệt kê ra các sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ để làm sáng tỏ ý nghĩa của từng sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?”

(Nhớ rừng – Thế Lữ)

Liên tiếp là những từ “đâu” và từ “ta” được trở đi trở lại trong một đoạn thơ ngắn. Giúp vị chúa sơn lâm liệt kê và hồi tưởng những chiến tích oai hùng trong quá khứ.

Tác dụng khẳng định

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Tác giả đã lặp lại đến 2 lần cụm từ “Dân tộc đó phải”. Đây là một lời khẳng định vô cùng đanh thép về quyền được độc lập, tự do của một dân tộc anh dũng, kiên cường.

icon-date
Xuất bản : 14/03/2022 - Cập nhật : 15/03/2022

Tham khảo các bài học khác