logo

Phò giá về kinh

Tổng hợp những thông tin hữu ích về tác giải Trần Quang Khải cùng với sự tìm hiểu về bài thơ Phò giá về kinh đầy đủ, chi tiết nhất


I. Đôi nét về tác giả Trần Quang Khải

- Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294, con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông

- Ông là một võ tướng kiệt xuất, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (1284-1285; 1287-1288), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương

- Ông còn là người có nhiều vần thơ “sâu lí xa thú” (Phan Huy Chú)


II. Tìm hiểu chung về bài thơ

1. Bài thơ Phò giá về kinh

Phò giá về kinh

Phiên âm:

Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.

Dịch nghĩa:

Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương,
Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử.
Thái bình rồi nên dốc hết sức lực,
Muôn đời vẫn có non sông này.

Dịch thơ:

Chương Dương cướp giáo giặc,
Hàm Tử bắt quân thù.
Thái bình nên gắng sức,
Non nước ấy nghìn thu.

2. Hoàn cảnh ra đời

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long (Hà Nội ngày nay) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285

- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Phò giá về kinh

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (hai câu thơ đầu): Hào khí chiến thắng của quân ta

- Phần 2 (hai câu còn lại): Khát vọng muôn đời thái bình, độc lập

4. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

5. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc

- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

- Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng


III. Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

- Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 2, 4 có gì giống nhau?

- Trả lời:

+ Bài thơ gồm 4 câu thơ.

+ Mỗi câu thơ gồm 5 chữ.

+ Từ cuối câu 2 và từ cuối câu 4 hiệp vần "an" với nhau

Câu 2: Trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ.

- Nội dung được thể hiện trong 2 câu đầu và 2 câu sau khác nhau như sau:

+ 2 câu đầu: nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông - Nguyên xâm lược

+ 2 câu sau: lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong cảnh thái bình, đồng thời khẳng định sự bền vững muôn đời của đất nước

- Nhận xét:

+ Cách biểu ý: ngắn gọn, súc tích, trình bày vấn đề mạch lạc, rõ ràng, giúp người đọc nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nội dung muốn truyền đạt

+ Cách biểu cảm: thể hiện trực tiếp, mạnh mẽ cảm xúc tự hào về chiến công của quân đội ta

Câu 3: Trang 68 Ngữ văn 7 tập 1

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

- Về biểu ý, cả hai bài thơ đều khắc họa rất thành công

+ Độc lập, chủ quyền là điều tất yếu với nước Nam. Đó là điều thiêng liêng mà bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể xâm phạm

+ Thể hiện tình cảm yêu nước, kiên cường, tự chủ và quyết tâm chống giặc mãnh liệt để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

- Về biểu cảm, cả hai bài thơ đều thể hiện cảm xúc tự tôn dân tộc mãnh liệt đồng thời bộc lộ ước vọng tự do, hòa bình muôn đời.

icon-date
Xuất bản : 12/03/2022 - Cập nhật : 14/03/2022

Tham khảo các bài học khác