logo

Thế nào là đại từ? Cho ví dụ đại từ?

Câu hỏi: Thế nào là đại từ? Cho ví dụ đại từ?

Trả lời:

- Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

- Ví dụ:

Đại từ để trỏ người sự vật: Nó đã về chưa?

Đại từ để trỏ số lượng: Chúng ta nên làm việc nghiêm túc.

Đại từ để hỏi số lượng: Có bao nhiêu sinh viên tham gia đại hội?

Đại từ để hỏi hoạt động tính chất sự việc: Diễn biến câu chuyện ra sao?

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm về các loại đại từ trong tiếng Việt nhé!


1. Phân các loại đại từ trong tiếng Việt

Đại từ nhân xưng

- Là đại từ xưng hô dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và dùng để thế chỗ cho danh từ. Đại từ nhân xưng có 3 ngôi đó là:

+ Ngôi thứ nhất (được người nói/người viết sử dụng để xưng hô về bản thân mình): chúng ta, chúng tôi, tôi, tớ, ta…

+ Ngôi thứ hai (được người nói/người viết dùng để nói về người đối diện trong giao tiếp): cậu, các cậu, các bác, các cô, các bạn…

+ Ngôi thứ 3 (được người nói/người viết dùng để nói về người khác không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại): chúng nó, bọn nó, cô ta, hắn, họ…

- Ngoài ra trong tiếng Việt có một số danh từ cũng được sử dụng làm đại từ xưng hô:

+ Một số từ dùng để chỉ chức vụ, nghề nghiệp có thể dùng để xưng hô: thầy giáo, luật sư, thầy hiệu trưởng, bộ trưởng…

+ Các từ dùng để chỉ quan hệ gia đình dùng để xưng hô: anh, chị, em, bố, mẹ, ông, bà…

Đại từ nghi vấn

Là đại từ được sử dụng để hỏi. Nội dung hỏi có thể liên quan đến số lượng, tính chất sự vật, thời gian, nơi chốn, hỏi về người…

Thế nào là đại từ? Cho ví dụ đại từ?

Đại từ thay thế

- Dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ khác để hạn chế sự lặp từ hoặc người nói, người viết không muốn nhắc tới một cách trực tiếp. Được chia thành các loại như sau:

+ Đại từ thay thế cho danh từ: chúng, họ, chúng tôi, bọn họ…

+ Đại từ thay thế cho tính từ, động từ: thế này, vậy, như thế…

+ Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, bao…


2. Bài tập về Đại từ

Câu 1. Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

"Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người"

Tố Hữu

Trả lời:

- Các từ ngữ in đâm được dùng để chỉ Bác Hồ.

- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tôn kính đối với Bác.

Câu 2. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

" Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia"

Gợi ý: Dựa vào khái niệm đại từ để tìm thích hợp

Trả lời:

Những đại từ được dùng trong bài ca dao (những từ được in đậm).

- Cái cò, cái vạc, cái nông,

Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

- Không không, tôi đứng trên bờ,

Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.

Chẳng tin, ông đến mà coi,

Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Câu 3. Dùng đại từ ở những ô thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Gợi ý: Từ "chuột" bị lặp lại nhiều lần,  thay thế bằng những đại từ khác sao cho thích hợp.

Trả lời:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2022 - Cập nhật : 10/03/2022

Tham khảo các bài học khác