logo

Giải thích câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"?

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi "Giải thích câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"?" cùng với kiến thức tham khảo là tài liệu cực hay và bổ ích giúp các bạn học sinh ôn tập và tích luỹ thêm kiến thức bộ môn Ngữ văn 7.


Trả lời câu hỏi: Giải thích câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"?

- Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

- Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.

- Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.

- Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.

- Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa.

Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về tục ngữ nhé!


Kiến thức mở rộng về tục ngữ


1. Tục ngữ là gì?

- Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.

Giải thích câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"?

- Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội loài người, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

- Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, do nhân dân sáng tác; ý đẹp hoặc từ sự vay mượn nước ngoài.

- Giữa hình thức và nội dung, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

- Đa số tục ngữ đều có vần, gồm hai loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

- Các kiểu suy luận: Liên hệ tương đồng, liên hệ không tương đồng, liên hệ tương phản, đối lập, liên hệ phụ thuộc hoặc liên hệ nhân quả.


2. Đặc điểm của tục ngữ

- Ngắn gọn

- Thường có vần, nhất là vần lưng

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung

- Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh

- Là một cụm từ (chưa thành câu hoàn chỉnh)


3. Hình thức nghệ thuật

a. Tục ngữ có mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức

- Trong một câu tục ngữ hình thức và nội dung luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau tạo thành một câu hoàn chỉnh thống nhất cả về hình thức và nội dung. Điều này thể hiện tính bền vững cho câu tục ngữ.

- Tục ngữ có nhiều nghĩa. Một câu bao giờ cũng có nghĩa đen và nghĩa bóng.

- Ví dụ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

+ Nghĩa đen: Mực có màu đen, đèn thường dùng để thắp sáng. Ý câu này là nếu để mực rây ra tay sẽ bị dính màu đen của mực còn ngồi gần đèn thì được ánh sáng từ đèn chiếu rõ.

+ Nghĩa bóng: “mực” ở đây là chỉ những người xấu xa, những điều không hay trong cuộc sống, còn “đèn” đại diện cho những thứ tốt đẹp, những con người tốt trong cuộc sống. Qua hình ảnh của “mực” và “đèn” ông cha ta muốn nhắn nhủ với lớp trẻ rằng môi trường sống rất quan trọng, ảnh hưởng đến nhận thức và lối sống của mỗi chúng ta một cách sâu sắc. Gần những điều xấu xa sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực thậm chí là bị tha hóa còn gần những điều tốt đẹp sẽ giúp ta trở nên trong sáng và lành mạnh hơn.

- Tục ngữ có tính chất: Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.

icon-date
Xuất bản : 15/03/2022 - Cập nhật : 16/03/2022

Tham khảo các bài học khác