Câu hỏi: Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là:
A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
B. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá cao hơn
C. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu thì người ta cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định
D. Nó cho thấy chỉ có một mức giá làm cho nhà sản xuất cung ứng hàng hóa cho thị trường
Lời giải:
Đáp án đúng: A. Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn
Ý nghĩa kinh tế của đường cung thẳng đứng là: Nó cho thấy nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn tại mức giá thấp hơn. Nó cho thấy dù giá cả là bao nhiêu người ta cũng chỉ cung ứng 1 lượng nhất định cho thị trường.
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vấn đề nhé!
- Đường cung trong tiếng Anh là Supply Curve. Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.
- Đường cong cung cấp dốc lên. Khi mức giá thay đổi, lượng cung sẽ thay đổi. Đây là một sự dịch chuyển dọc theo đường cung
- Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung ứng (hay đường cung). Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.
- Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co dãn càng lớn thì độ dốc của đường cung càng cao .Khi chi phí bình quân giảm, cả đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Dù mức giá không đổi thì lượng cung vẫn tăng.
- Đường cung được xây dựng trên cơ sở giả định là chi phí bình quân sản xuất mặt hàng của xí nghiệp không thay đổi. Song, nếu chi phí bình quân thay đổi, cả đường cung sẽ dịch chuyển (lúc này lại giả định mức giá không thay đổi). Nếu chi phí bình quân giảm, đường cung sẽ dịch song song sang phải. Ta thấy lượng cung ở một mức giá cho trước sẽ tăng lên.
- Tuy nhiên, không phải lúc nào đường cong cung cấp cũng là một đường dốc lên. Đôi khi nó thẳng đứng (vuông góc với trục hoành). Đây là lúc lượng cung không có phản ứng với thay đổi trong mức giá (độ co sãn bằng 0). Nguyên nhân có thể là xí nghiệp không kịp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình để tăng sản lượng. Trong kinh tế học vĩ mô, đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng. Đường cung cũng có thể là một đường dốc xuống.
- Trong trường hợp có sự thay đổi của bất kì yếu tố quyết định cung nào ngoài giá cả hàng hóa thay đổi nều làm dịch chuyển cả đường cung.
- Giả sử nếu có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống, người sản xuất có nhiều lãi hơn. Vì vậy ở bất kì một mức giá nào, người sản xuất cũng sẵn sàng sản xuất một lượng hàng lớn hơn.
- Bởi vậy, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu giá các yếu tố sản xuất đầu vào tăng lên làm cho chi phí tăng lên, người sản xuất sẽ sản xuất một lượng hàng ít hơn, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. (Hình 2.6).
- Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang phải và gọi là tăng cung.
- Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang bên trái gọi là giảm cung.
a. Khái niệm
- Cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó cung vừa đủ thoả mãn cầu, do đó mà không có sức ép làm thay đổi giá. Tại mức giá này, chúng ta có lượng cung và lượng cầu bằng nhau. Khi đó, điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu là điểm cân bằng và lượng cung và lượng cầu tại mức giá này là lượng cân bằng.
b. Nguyên lý cung cầu
- Nguyên lý cung - cầu, hay quy luật cung cầu, phát biểu rằng thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng sẽ được xác định. Mức giá và lượng hàng đó tương ứng với giao điểm của đường cung và đường cầu.
c. Điều chỉnh lượng giao dịch
- Alfred Marshall cho rằng khi một mặt hàng ở trạng thái dư cầu thì giá của người mua sẽ cao hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ tăng lượng cung. Ngược lại, khi mặt hàng ở trạng thái dư cung, thì giá của người mua sẽ thấp hơn giá của người bán; người sản xuất sẽ giảm lượng cung.
d. Điều chỉnh giá cả
- Trái với Marshall, Leon Walras cho rằng thị trường đạt trạng thái cân bằng không phải bởi sự điều chỉnh lượng cung cấp, mà bởi sự điều chỉnh giá cả. Khi một mức giá được nêu ra cao hơn mức giá cân bằng cần có khiến cho lượng cung sẵn sàng nhiều hơn lượng cầu sẵn sàng, thì giá cả sẽ giảm xuống mức cân bằng để thị trường không còn dư cung. Còn khi mức giá nêu ra thấp hơn mức giá cân bằng, thì lượng cầu sẵn sàng cao hơn lượng cung sẵn sàng (thị trường dư cầu), thì giá cả sẽ tăng lên.
e. Điều chỉnh kiểu mạng nhện
- Điều chỉnh mạng nhện là sự điều chỉnh đồng thời cả giá cả lẫn lượng hàng để đạt tới trạng thái cân bằng. Sự điều chỉnh diễn ra qua nhiều kỳ. Giá cả thay đổi trong kỳ này sẽ dẫn tới phản ứng của lượng cung trong kỳ tiếp theo.
Ví dụ:
+ Trong ví dụ cho một loại đất, chẳng hạn giá đất thổ cư tăng ở khu vực ngoại thành, nhiều người có thể chuyển đất vườn thành đất thổ cư để bán, hay trường hợp đất nông nghiệp được chuyển thành đất thổ cư làm cho khi giá đất tăng lên. Với cách suy nghĩ như vậy, đường cung có thể là đường dốc lên. Nếu tranh luận vượt ra ngoài lý thuyết thông thường, chúng ta phải giải thích để làm rõ cách suy nghĩ của mình. Thông thường mô hình kinh tế thay đổi khi ràng buộc thay đổi. Do vậy, không có một kết quả chung cho tất cả mọi trường hợp. Bài thi và tranh luận chúng ta phải làm rõ cho thầy, cô và những người tham gia hiểu được ý này và thuyết phục người khác hiểu theo mình.
+ Với đường cung thẳng đứng, cầu quyết định giá cả và thặng dư của người sản xuất (PS) cho hàng hoá và dịch vụ, tô kinh tế trong trường hợp nó là yếu tố đầu vào. Nếu không có cầu, giá và thặng dư của người bán bằng không (0). Trường hợp này độ co giãn của cung theo giá bằng không (0), cung hoàn toàn không co giãn. Nếu đánh thuế, người sản xuất sẽ là người chịu hoàn toàn phần thuế đó.