logo

Ví dụ về vai trò xã hội?

icon_facebook

Câu hỏi: Ví dụ về vai trò xã hội?

Lời giải 

+ Ví dụ 1: Vai trò tự chọn:

Ví dụ: anh A muốn đóng vai người cha, nhưng anh ta chưa có con thì anh ta không thể đóng được.

+ Ví dụ 2: Vai trò kỳ vọng:

 Lớp trưởng của một lớp, chủ tịch hội chất độc da cam Việt Nam... Ai đóng vai trò kỳ vọng luôn phải ý thức và có trách nhiệm đáp lại sự mong đợi đó.

+ Ví dụ 3: Vai trò thường nhật

Vai trò là khách hàng, là vai anh đối với em trong gia đình, vai là một người bạn, người hàng xóm... Đây là vai trò mà mỗi cá nhân chỉ cần học hỏi, bắt chước một cách đơn giản là có thể đóng được

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về vai trò xã hội nhé!


1. Khái niệm của vai trò xã hội

   “Vai trò xã hội” là một thuật ngữ của kịch học, nơi nghiên cứu các vai diễn của những diễn viên đóng vai và diễn trò trên sân khấu. Xã hội học đã mượn và nó trở thành thuật ngữ khoa học trong xã hội học, được G.H.Mead nhà xã hội học người Mỹ đưa vào những năm 30 của thế kỷ XX.

   Con người với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, cùng những thuộc tính tâm lý riêng và tạo ra vô số hành vi mang nét riêng của từng cá nhân, nhưng sống và hoạt động trong xã luôn có tính cộng đồng. Cho nên, thường thì các hành vi ấy vẫn bị giới hạn bới sự qui chiếu của những địa vị, vai trò xã hội mà cá nhân có. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ cố gắng kiểm soát và điều chỉnh hành vi theo sự mong đợi của mọi người xung quanh.

   Như vậy, vai trò xã hội là mô hình hành vi mà cá nhân thực hiện nằm trong sự mong đợi của xã hội. Những mong đợi này không hẳn dựa trên sự giống nhau giữa các cá nhân về mặt sinh học, mà chủ yếu dựa trên địa vị xã hội cá nhân có. Tức là, ứng với từng địa vị xã hội sẽ có một mô hình hành vi xã hội tương ứng với nó. Ví dụ: Giảng viên lên bục giảng phải trang phục chỉnh tề (quần tây, áo sơ mi đóng thùng hoặc áo vét, đi giày tây hoặc chí ít cũng là san đan), trong khi sinh viên cũng vào lớp học đó có thề mặc áo pull quần jean, đi dép lê. Song, điều này không hề có sự giống nhau giữa các tổ chức xã hội, các nền văn hóa, v.v... bởi mỗi một nhóm hay tổ chức xã hội lại có những qui chuẩn riêng. Ngay trong một xã hội có nhiều tiểu văn hóa và mỗi tiểu văn hóa cũng lại có những giá trị, chuẩn mực của riêng mình.

   Tóm lại, có thể hiểu “vai trò xã hội” là một khái niệm dùng để chỉ sự mong đợi của xã hội đối với hành vi diễn xuất của một cá nhân trong một tình huống xã hội cụ thể và trong một khung cảnh xã hội nhất định.

Ví dụ về vai trò xã hội?

2. Những nội dung nghiên cứu vai trò xã hội

Khi nghiên cứu về vai trò cần chú ý một số nội dung sau:

+ Thứ nhất: Một vai trò xã hội có thể có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau hay những sắc thái khác nhau về khuôn mẫu tác phong.

+ Thứ hai: Vai trò không bao gồm những khuôn mẫu tác phong biểu hiện ra bên ngoài mà còn bao hàm cả những khuôn mẫu nội dung tinh thần ở bên trong.

+ Thứ ba: Nội dung của bất cứ vai trò xã nội nào cũng luôn được liên hệ đến những vai trò xã hội khác. Khi một người nào đó thực hiện vai trò của mình thì đồng thời họ đã hành động trong sự tương quan với vai trò của người khác.

+ Thứ tư: Mức độ thực hiện vai trò cỏ sự co giãn nhất định, song mức độ của sự co giãn chỉ được chấp nhận đến một giới hạn nhất định, vượt khỏi giới hạn đó thì sẽ dẫn đến sai lệch, có nghĩa là người đó không đóng đúng vai trò.

+ Thứ năm: Mức độ nhiều hay ít các vai trò phụ thuộc vào mức độ tham gia nhiều hay ít của một người vào các đoàn thể, tổ chức xã hội.

+ Thứ sáu: Căng thẳng vai trò xảy ra khi cá nhân thấy rằng vai trò không thích hợp và họ thấy khó khăn trong việc thực hiện vai trò đỏ, nhất là những vai trò được nhiều người mong đợi, kỳ vọng quá nhiều.


3. Các loại vai trò xã hội 

Như đã phân tích ở trên, cá nhân có nhiều mối quan hệ xã hội, từ đó cá nhân cũng có nhiều địa vị xã hội và mỗi một địa vị xã hội đó cá nhân lại có những vai trò xã hội tương ứng. Tuy trong cuộc sống cá nhân đóng nhiều vai trò xã hội, nhưng chúng ta tìm hiểu một vài loại vai trò cơ bản sau:

+ Vai trò thường nhật. Là loại vai trò mà mỗi cá nhân chúng ta tham gia đóng thường xuyên và thay đổi liên tục tùy thuộc vào mối quan hệ tương tác. Nó chiếm đại đa số trong tổng số các vai mà cá nhân đóng hàng ngày. 

+ Vai trò định chế. Là loại vai trò nếu cá nhân muốn đóng phải trải qua một quá trình đào tạo, huấn luyện theo một cách thức nhất định nào đó hoặc bởi những qui định do một tổ chức nào đó đã thiết kế sẵn. Đóng loại vai trò này được xem như là nhiệm vụ phải đảm trách và kèm theo đó là những áp lực. Ở đây, gần như cá nhân không nghĩ đến tính sáng tạo, vì tất cả các vai trò đã trở thành khuôn mẫu, chuẩn, nghĩa là đã được định sẵn, nhập vào những vai này cá nhân chỉ cứ thế mà đóng, không cần suy nghĩ. Lưu ý trong loại vai này luôn có tính chế tài đối với những cá nhân tham gia đóng.

+ Vai trò kỳ vọng. Là loại vai trò mà khi cá nhân tham gia đóng sẽ nhận được sự kỳ vọng, sự mong đợi của rất nhiều người trong nhóm, tổ chức hoặc cả xã hội rộng lớn. 

+ Vai trò gán. Là loại vai trò mà cá nhân có được xuất phát từ một yếu tố nào đó như tài năng, giới tính, yếu tố sinh học... được nhóm hoặc xã hội gán cho bởi sự tôn vinh hay thành kiến thông qua một cuộc bình bầu chính thức hoặc không chính thức.

+ Vai trò tự chọn. Đây là loại vai trò mà cá nhân đóng hay không đóng phụ thuộc vào ý chủ quan của cá nhân. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính tương đối, vì trong một số trường hợp không phải cứ muốn là cá nhân đóng được ngay.

icon-date
Xuất bản : 13/01/2022 - Cập nhật : 20/01/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads