logo

Viết một đoạn văn từ 8 -10 câu về cảm nghĩ của em về tình thầy trò trong văn bản hai cây phong

Câu hỏi: Viết một đoạn văn từ 8 -10 câu về cảm nghĩ của em về tình thầy trò trong văn bản hai cây phong

Trả lời:

Mẫu 1

Đoạn trích "Hai cây phong" là phần đầu của truyện "Người thầy đầu tiên" của nhà văn xứ Cư-gơ-rư-xtan. Đoạn trích hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku-rêu và còn thể hiện được tình thầy trò sâu sắc. Với lối miêu tả đầy cảm xúc của một tâm hồn nhạy cảm, người kể chuyện tự giới thiệu mình là họa sĩ. Trong bức tranh vẽ giữa ngọn đồi có hai cây phong. Tuy nhiên đây không phải là nét vẽ bằng cây cọ, mà bằng lời kể và tả thật sâu lắng. Cuối đoạn trích là những băn khoăn của nhân vật “tôi”: “Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì, đã nói những gì trước khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao?”. Những băn khoăn cũng như lời khẳng định về công lao to lớn của thầy Đuy-sen khi trồng hai cây phong thầy đã gửi gắm bao khát khao, hi vọng dành cho những đứa trẻ nghèo khổ lớn lên sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy giáo Đuy-sen – người thầy đầu tiên đã vun trồng ước mơ, niềm tin cho các thế hệ học trò. Đoạn trích Hai cây phong chan chứa thi vị của quê hương, cây đã chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc hình ảnh về quê hương – nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời. Đoạn trích còn thể hiện tình thầy trò vĩ đại, người thầy giáo trong bài là một người thầy vĩ đại đã "trồng cây và trồng người". Thầy đã gieo hi vọng và gửi lắm ước mơ vào những đứa trẻ nghèo nơi bản làng xa xôi và nhỏ bé. 

Viết một đoạn văn từ 8-10 câu về cảm nghĩ của em về tình thầy trò trong văn bản hai cây phong

Mẫu 2

Đoạn trích Hai cây phong, thuộc phần đầu tiên của truyện Người thầy đầu tiên, câu chuyện đưa người đọc vào thời gian hiện tại sau rất nhiều năm thầy Đuy-sen dạy và cô bé An-tư-nai học tập. Đoạn trích viết về tình thầy trò cao đẹp, từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ của một lớp người tuổi trẻ trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan trong những năm hai mươi của thế kỉ trước. Qua đoạn trích, ác giả đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, sự gắn bó giữa cây và người thuộc thế hệ nối tiếp bước đi của Người thầy đầu tiên. Hình ảnh "Ngọn cây và tầm nhìn", phải chăng là ý nghĩa bao trùm mà người đọc có thể cảm nhận được từ đoạn trích này. Từ đó, nhà văn đánh thức nơi tâm hồn chúng ta tình yêu quê hương, lòng biết ơn các bậc tiền bối đã vun trồng những thế hệ mầm non tương lai trong giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ trưởng thành. Hai cây phong sở dĩ trở nên đặc biệt bởi vì nó còn gắn với một người, là nhân vật chính của câu chuyện – thầy giáo trường làng Đuy-sen. Đây chính là hình ảnh người thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên, xoá mù chữ cho lũ trẻ trong làng. Chính thầy Đuysen đã mang hai cây phong về, cùng với cô học trò nghèo khổ, nhỏ bé An-tư-nai trồng chúng. Hai cây phong cũng chính là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm của thầy trò An-tư-nai. Thầy giáo Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học sau này sẽ lớn lên, trưởng thành và trở thành những người có ích. Hai cây phong được gửi gắm biết bao ước mơ và hi vọng về một thế hệ trẻ, thế hệ mới sẽ làm đổi thay cho làng Ku-ku-rêu. Từ hình ảnh hai cây phong người đọc suy ngẫm tới những cây đa, những luỹ tre làng. Ấy là hồn quê hương, là cội nguồn của đất nước, dân tộc. Qua đoạn trích cũng đã thể hiện, miêu tả hết sức sinh động hình ảnh thầy giáo Đuysen chăm sóc và vun trồng những cây phong cũng chính là sự yêu quý, quan tâm tới những cô cậu học trò nghèo với bao khát vọng và niềm tin vào những thế hệ học trò đó thoát khỏi cảnh nghèo khó. 

Mẫu 3

Đoạn trích Hai cây phong mở đầu truyện Người thầy đầu tiên như một khúc dạo đầu cho một bài ca về tình yêu quê hương và con người cũng thể hiện tình thầy trò sâu lắng. Câu chuyện viết về tình thầy trò cao đẹp, từ đó ca ngợi sức sống dẻo dai, sự vươn lên mạnh mẽ của một lớp người trẻ trên đất nước Cư-rơ-gư-xtan. Tiêu biểu cho lớp người ấy chính là thầy giáo Đuy-sen và cô học trò An-tư-nai. Hình ảnh hai cây phong được so sánh với ngọn hải đăng trên núi cho ta thấy ánh sáng của quê hương và những hồi ức về trải nghiện trên quê hương đã soi sáng bước chân những đứa trẻ nơi đây để chúng tự tin bước đi trên chính bước chân của chúng đến những miền đất xa lạ. Hai cây phong đã lớn lên như những ngọn đèn hải đăng trên núi, hình ảnh này cũng từng gây ấn tượng đối với bất kì ai. Qua đoạn trích gợi cho chúng ta những suy nghĩ sâu sắc về tình thầy trò. Một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội đó chính là tình thầy trò. Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Những người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần công lao dạy dỗ của người thầy. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng thầy cô bằng cả tấm lòng chân thành và hãy luôn sống hướng đến những điều tốt đẹp và có những hành động đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã dạy dỗ mình thành người.

icon-date
Xuất bản : 12/11/2022 - Cập nhật : 30/06/2023

Xem thêm các bài cùng chuyên mục