logo

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng điệp ngữ hay nhất

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng điệp ngữ hay nhất

Lời giải:


Đoạn văn mẫu 1

        Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

Điệp ngữ trong đoạn: quê hương


Đoạn văn mẫu 2

        Thế giới muôn màu với muôn vàn loài hoa khác nhau nhưng loài hoa mà mình yêu quý nhất là bông hồng gai. Mới nghe tên thì cảm thấy loài hoa này thật sắc lạnh nhưng khi bạn tìm hiểu thì thấy loài hoa này vô cùng đáng yêu. Hồng là biểu tượng của phương tây. Hồng là biểu tưởng của sự giàu sang, phú quý. Hồng còn là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu. Hồng đẹp, đẹp một vẻ tự nhiên không chau chuốt bởi hồng là biểu tượng của cái bất khả, cái không thể đạt tới.

Điệp ngữ trong đoạn: hồng


Đoạn văn mẫu 3

        Tối nay, làm bài tập xong, em ra sân hóng mát và thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên - một đêm trăng quê hương thật đẹp. Mặt trăng tròn vành vạnh, màu vàng cam tươi mát như chiếc đĩa vàng lơ lửng mà ko rơi. Thỉnh thoảng, những đám mây trắng mỏng lướt qua tấm gương trăng làm chị Hằng thêm kiêu sa và diễm lệ. Ánh trăng trong tràn ngập khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Gió mát hiu hiu thổi, cây cối đung đưa. Em yêu đêm trăng đẹp. Em yêu quê hương mình biết bao!

Điệp ngữ trong đoạn: đêm trăng, quê hương


Đoạn văn mẫu 4

        Quê hương – hai tiếng yêu thương mà ai đi xa cũng đều mong nhớ hướng về. Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, đã nuôi dưỡng em những ngày thơ bé. Quê hương - nơi em có một gia đình hạnh phúc luôn đầy ắp tiếng cười. Nơi ấy có tiếng nói hiền từ, nụ cười ấm áp của bà luôn chờ em mỗi buổi chiều tan học. Quê hương còn là nơi em có những người bạn thân thiết, gắn bó. Mỗi buổi chiều muộn trên triền đê, lũ trẻ con chúng em thường nô đùa và thả diều bên dòng sông nước trong lành ngọt mát. Dù sau này trưởng thành, bước chân em đi tới mọi miền đất nước, trong tim em vẫn mãi vang vọng hai tiếng thiêng liêng: Quê hương!

Điệp ngữ trong đoạn: quê hương

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng điệp ngữ hay nhất

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức về điệp ngữ nhé!


Điệp ngữ là gì

1. Khái niệm điệp ngữ

        Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật mà ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại một từ, một cụm từ hay cả một câu với dụng ý cụ thể để tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ.

        Việc lặp một từ người ta hay gọi là điệp từ, lặp các cụm hay câu gọi là điệp ngữ. Người ta còn có cách lặp lại một dạng câu (câu hỏi, câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán…) nhiều lần trong cùng đoạn văn, đoạn thơ thì gọi là điệp cấu trúc câu (điệp cấu trúc cú pháp).

Ví dụ:

“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

        Trong khổ thơ trên tác giả điệp từ “nhìn thấy” 2 lần nhấn mạnh hành động nhắc tới trong câu.

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

(Bếp lửa – Bằng Việt)

Cụm từ “Một ngọn lửa” được tác giả lặp lại 2 lần trong khổ thơ có tác dụng gợi nhắc về hình ảnh bếp lửa của bà.

“Ðế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Ðồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

(Hồ Chí Minh)

Trong câu văn trên sử dụng biện pháp lặp cấu trúc câu vừa tạo tính nhạc cho câu vừa thể hiện sự quyết tâm của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ.

2. Các loại điệp ngữ

Điệp ngữ nối tiếp

        Đây là kiểu điệp mà các từ các cụm từ được lặp lại sẽ đứng nối tiếp nhau trong câu. Điều này tạo sự mới mẻ, tăng tiến, liền mạch. 

        Ví dụ trong bài thơ: Gửi em, cô thanh niên xung phong của nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng có rất nhiều câu điệp ngữ nối tiếp:

“Anh đã đi rất nhiều, rất nhiều”

“Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu”

“Thương em, thương em, thương em biết mấy”

        Những câu thơ trên, tác giả đã lặp lại từ “rất lâu”, “rất nhiều” 2 lần và từ “thương em” đã lặp 3 lần liên tiếp. Việc sử dụng phép lặp này khiến sự da diết như tăng lên gấp bội, gợi nỗi nhớ nhung của tác giả với nhân vật “em”.  

Điệp ngữ chuyển tiếp (vòng)

        Điệp ngữ chuyển tiếp gây cảm xúc dạt dào cho người đọc, người nghe

        Điệp ngữ vòng được hiểu là các từ, cụm từ ở cuối câu văn, câu thơ trước sẽ được lặp lại ở đầu câu văn sau. Điều này giúp câu thơ sau tạo sự chuyển tiếp và gây cảm xúc dạt dào cho người nghe, người đọc. 

        Ví dụ trong bài thơ Chinh Phụ ngâm – Đặng Trần Côn, theo bản dịch của Đoàn Thị Điểm có đoạn. 

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.

Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

        Đoạn thơ trên, “thấy” và “ngàn dâu” là hai từ ngữ được tác giả lặp lại ở đầu câu sau tạo nên sự chuyển tiếp, trùng trùng, điệp điệp, ngút ngàn không chỉ của màu xanh của dâu mà còn là nỗi nhớ chồng của người chinh phụ.

Điệp ngữ cách quãng

        Điệp ngữ ngắt quãng chính là các từ ngữ lặp giãn cách nhau, có thể cách nhau một câu văn hoặc cách nhau hai, ba câu thơ của một khổ thơ.

        Ví dụ trong bài: Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”.

        Trong khổ thơ trên điệp từ “ta” được nhà thơ lặp lại 3 lần ở đầu mỗi câu thơ cho ta thấy được khát khao của nhân vật “ta” mong muốn được hòa mình làm mọi điều trong cuộc sống.

3. Phân biệt phép điệp với phép lặp

        Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.

        - Phép điệp là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.

Các phương tiện dùng trong phép lặp là:

        - Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm

        - Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ

        - Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp

Có nhiều cách phân chia phép điệp:

        + Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp câu…

        + Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp.

        + Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức hợp.

Tác dụng:

        - Phép điệp ngoài việc nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.thì còn làm cho câu văn thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng.

        - Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v..

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021

Tham khảo các bài học khác