logo

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Trả lời:

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

      - Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Dàn ý chính Bài văn biểu cảm tác phẩm văn học:

      - Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm

      - Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên

      - Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm

[CHUẨN NHẤT] Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Cùng Top lời giải tìm hiểu về kiến thức cơ bản khi làm bài văn biểu cảm nhé


1. Biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?

Đọc bài "Cảm nghĩ về một bài ca dao" của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:

a) Bài văn viết về bài ca dao nào?

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Gợi ý:

a) Bài viết của Nguyên Hồng viết về bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao (bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân xưa).

b) Tác giả đã phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng một con người cụ thể đội khăn, mặc áo dài. Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà (trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ) – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.


2. Phát biểu cảm nghĩ về một trong những bài thơ đã được học trong chương trình Ngữ văn 7.

Gợi ý: Trước khi vết bài, cần lập được dàn ý. Ví dụ về bài Cảnh khuya chẳng hạn.

a) Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

      - Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

      - Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ (tiếng suối như tiếng hát).

      - Vẻ đẹp trừ tình của trăng.

      - Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

c) Kết bài: Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.


3. Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Gợi ý: có thể xây dựng dàn ý như sau:

a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b) Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

      - Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

      - Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả (tóc mai đã rụng).

      - Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê (cũng chính là cái tình đối với quê hương).

      - Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

      - Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

      - Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

c) Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương.


4. Vận dụng

Bài tập Lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về mẹ

Gợi ý trả lời:


1. Dàn ý cảm nghĩ về mẹ lớp 7

a. Mở bài

      - Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến - mẹ của em.

      -  Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. 

Gợi ý:

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

 

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

“Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

 

“Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

 

“Ví dầu mẹ chẳng có chi

Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

b. Thân bài

Miêu tả về mẹ:

      - Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngày

      - Miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹ

      - Tính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

      - Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đình

      - Tình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

c. Kết bài

      - Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

      - Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.


Bài mẫu:  Văn biểu cảm về mẹ 

      Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!

      Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.

      Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.

      Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.

      Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấ yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.

icon-date
Xuất bản : 06/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021

Tham khảo các bài học khác