logo

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cụm chủ vị hay nhất

Đề bài: viết đoạn văn ngắn có sử dụng cụm chủ vị hay nhất


Đoạn văn mẫu 1

        Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng.Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.


Đoạn vẵn mẫu 2

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng cụm chủ vị hay nhất

        Ôi! quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết. Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã. Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông, cánh cò bát ngát, dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó, những kỉ niệm đẹp đẽ đó. Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa, nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua. Trên bờ đê, nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng. Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ. Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.


Đoạn văn mẫu 3

        Mùa hè đến, không khí nóng bức nên dường như dòng chảy thời gian cũng dần đi vào trạng thái yên bình và im lìm hơn. Mọi hoạt động của con người bên ngoài trời cũng ít đi, thay vào đó là những chiều hè ở yên trong nhà và tận hưởng 1 chút sự lười biếng của những ngày hè thảnh thơi. Ánh nắng của buổi chiều đã đỡ gắt hơn nhưng vẫn còn rát da, rát thịt. Ngoài sân nhà em không có lấy một bóng râm. Những chậu cây cảnh im lìm, đu đưa theo làn gió nhè nhẹ hiếm hoi. Thi thoảng, 1 vài chú chim sâu đậu bên cửa sổ rồi lại đi ngay tránh nắng. Ngoài trời, không có nổi một gơn mây. Mọi người thì đều vào nhà tránh nắng. Khung cảnh yên bình của những buổi chiều hè như vậy làm em cảm thấy thật sự bình yên và sống chậm để lắng nghe mình, cảm nhận dòng chảy thời gian đang trôi qua. Khi nắng hè đỡ gắt thì em sẽ đi nấu cơm và tham gia các hoạt động thể thao bên ngoài cùng bạn bè. Hè đến là muôn vàn những trò chơi vận động được bày ra để chúng em chơi cùng nhau: cầu lông, bóng đá, nhảy dây,... Một mùa hè bổ ích cứ thế trôi qua.


Đoạn văn mẫu 4

        "Mẹ" tiếng gọi thiêng liêng mà ai trong mỗi chúng ta đều làm và muốn được mãi có trong cuộc đời. Với tôi tiếng gọi ấy không chỉ đơn thuần là tiếng phát ra từ cổ họng mà nó còn là tiếng gọi từ sâu thẳm lòng tôi. Khi nghe một ai đó gọi mẹ nó lại không khỏi làm lòng tôi xa xuyến. Mẹ đưa tôi đến vơi cuộc sống này. Bên tôi khi tôi cất tiếng khóc đầu tiên và cũng là người tôi mong gặp lại sau mỗi ngày học tập. Bước chân và xã hội bon chen vấp ngã nhiều lần cảm giác chán nản và tuyệt vọng luôn bao quanh tôi. Nhưng không mẹ luôn bên cạnh luôn an ủi và luôn là người cho tôi nghị lực. Mẹ như một điểm đích để lòng tôi vươn tới là cách nhìn khác về cuộc sống này. Bàn tay nhỏ nhắn ấy tuy đã trai sần theo thời gian nhưng nó lại trở nên mềm mại vô cùng xoa vào những cảm xúc nóng bỏng trong tôi. Mẹ-tôi may mắn khi được gọi nó vậy nên bạn cũng thế hay chân trọng và làm tât cả nhưng điều có thể để níu giữ nó bạn nhé!

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức về dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu


1. Thuật ngữ “Cụm chủ – vị”

        Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 và trong một số tài liệu chuyên môn khác, khái niệm cụm chủ – vi (cụm C – V) còn được gọi là kết câu C – V. Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường (câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ:

        – Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

        – Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

        Khái niệm Câu có cụm C – V làm thành phần còn được gọi là câu phức thành phần (Là loại câu phức có từ 2 cụm C – V trở lên, trong đó chỉ có một cụm C – V nòng cốt, các cụm cC- V còn lại làm thành phần câu).


2. Khái niệm về dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

        Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

        Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.

        Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Trong đó:

        – Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.

        – Chủ ngữ: Nhân dân ta.

        – Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:

                + Chủ ngữ: Tinh thần.

                + Vị ngữ: Rất hăng hái.

        – Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.

Ví dụ:

        – Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong đó:

        – Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

                + Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

                + Vị ngữ: Thành công.

        – Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

        Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

        Các cụm danh từ có trong câu dẫn ở SGK, trang 68:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

(Hoài Thanh)

        – Những tình cảm ta không có.

        – Những tình cảm ta sẵn có.


3. Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu

        Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021

Tham khảo các bài học khác