logo

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng trạng ngữ hay nhất

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng trạng ngữ hay nhất

Lời giải:


Đoạn văn mẫu 1

          Mùa hè đến, tôi thích nhất là được về quê ngoại chơi. Quê ngoại tôi là một vùng quê yên bình, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp. Gần nhà ngoại có con sông xanh biếc, uốn lượn xung quanh làng. Vào những buổi sáng sớm, tôi thích nhất được ra vườn hít hà không khí trong lành của buổi sáng mai. Chiều đến, tôi lại theo mấy đứa em nhà cậu đi ra đồng thả diều, bắt dế. Những con dế rất to, chúng tôi mang ra chọi nhau, rất thú vị. Về ngoại, tôi còn được ăn rất nhiều món ăn dân dã, được ra vườn hái quả, hái rau mang vào cho bà chế biến. Thật nhiều kỷ niệm đẹp, tôi luôn ước mỗi kỳ nghỉ hè đều được về quê ngoại chơi.


Đoạn văn mẫu 2

          Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình ra, còn luôn luôn tồn tại thứ tình cảm giữa bạn bè, đó chính là tình bạn. Đó là thứ tình cảm vô cùng quý giá, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách, những trở ngại. Tình bạn mang đến cho ta một sức mạnh thần kì mà khó có thể định nghĩa được. Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biết nâng niu, trân trọng trong từng khoảnh khắc thì nó sẽ luôn lớn mãi và phát triển bền vững. Nhưng nếu ta để nó úa tàn thì sẽ không thể níu kéo được nữa. Để có một tình bạn đẹp, điều này không khó những cũng chẳng dễ dàng, quan trọng là sự thấu hiểu, đồng cảm với nhau.


Đoạn văn mẫu 3

          Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Những buổi sáng, đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió nhè nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi chiều, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát, những lời trò chuyện của những bác nông dân đi làm đồng. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.


Đoạn văn mẫu 4

          Nhìn phía trước, con đường nhựa bé tí tẹo, vắt lượn lên xuống trông như một nét chì đen kẻ ngoằn ngoèo trên một tấm bản đồ. Bây giờ, em mới thực sự hiểu được khái niệm “đồi núi” mà trước đây trong giờ luyện từ và câu cô đã giải thích. Trên các ngọn núi cao, những dải mây trắng vắt ngang như một tấm lụa mềm, nổi bật trên màu xanh thẫm của lá rừng.


Đoạn văn mẫu 5

          Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2)Bát ngát vàng. (3)Hạt lúa vàng mẩy. (4)Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. (5)Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm các kiến thức về trạng ngữ nhé!


1. Khái niệm về trạng ngữ

Viết một đoạn văn ngắn sử dụng trạng ngữ hay nhất

          Trạng ngữ già gì? Thuật ngữ trạng ngữ từ lâu đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta ngay từ thời tiểu học. Tuy hiên khái niệm trạng ngữ là gì đôi khi lại gây không ít tranh luận.

          Nhìn chung, ta có thể hiểu trạng ngữ là gì như sau: Trạng ngữ là thành phần nằm trong câu. Nó có nhiệm vụ xác định thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích… của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.


2. Phân loại trạng ngữ

          Tùy vào nhiệm vụ trong câu mà trạng ngữ được chia thành nhiều loại khác nhau. Các loại trạng ngữ bao gồm:

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ phương tiện

          Ở phần các loại trạng ngữ là gì này, hãy cùng tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của trạng ngữ thông qua các ví dụ bên dưới:

Trạng ngữ chỉ nơi chốn

          Tráng ngữ chỉ nơi chốn là một trong các loại thường được sử dụng nhất của trạng ngữ. Nó là thành phần phụ trong câu có tác dụng chỉ rõ địa điểm, nơi chốn xảy ra sự việc, hành động đang xảy ra trong câu.

          Trạng ngữ nơi chốn có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.

          Ví dụ về trạng ngữ nơi chốn: Trong bếp, mẹ đang nấu ăn.

          Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ nơi chốn là “trong bếp”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” và cụ thể là chỉ vị trí mẹ đang nấu ăn.

Trạng ngữ chỉ thời gian

          Trạng ngữ chỉ thời gian xuất hiện trong câu với vai trò là thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về thời gian của sự việc, hành động đang diễn ra trong câu.

          Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như: Bao giờ? Mấy giờ? Khi nào?…

          Ví dụ: Tối qua, Lan học bài chăm chỉ.

          Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ thời gian là “Tối qua”. Nó giúp người đọc trả lời cho câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là Lan học bài chăm chỉ vào lúc nào?

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

          Tương tự như các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân được sử dụng như thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất giải thích, nêu ra lý do tại sao sự việc trong câu lại diễn ra như vậy.

          Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Tại sao? Vì sao? Do đâu?

          Để hiểu rõ hơn về loại trạng ngữ này, hãy cùng xem qua ví dụ: Vì tắc đường, tôi đi làm muộn.

          Trong ví dụ trên, trạng ngữ là gì? Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là “Vì trời rét”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Vì sao” hay cụ thể là giải thích lý do tại sao tôi đi làm muộn.

Trạng ngữ chỉ mục đích

          Đây là loại trạng ngữ ngược với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận vai trò của thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động được nhắc đến trong câu.

          Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Để làm gì? Vì cái gì? Mục tiêu là gì?…

          Ví dụ: Để được mẹ khen, Nam cố gắng học hành chăm chỉ.

          Trong ví dụ trên, đâu là trạng ngữ? Trạng ngữ chỉ mục đích là “Để được mẹ khen”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? hay cụ thể hơn lại vì mục đích gì mà Nam học hành chăm chỉ.

Trạng ngữ chỉ phương tiện

          Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng với mục đích làm rõ các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người… được nhắc đến trong câu.

          Thông thường, trạng ngữ chỉ phương tiện thường đi kèm từ “bằng “ hoặc “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho các câu hỏi như: Với cái gì? Bằng cái gì?

          Ví dụ cụ thể: Bằng giọng nói ấm áp, mẹ luôn vỗ về, an ủi tôi.

          Trong ví dụ trên, trạng ngữ có ý nghĩa gì? Trạng ngữ chỉ phương tiện là “Bằng giọng nói ấm áp”. Nó trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ vỗ về, an ủi tôi bằng cái gì?

icon-date
Xuất bản : 07/08/2021 - Cập nhật : 07/08/2021

Tham khảo các bài học khác