logo

[TOP 10] Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo

Mỗi chúng ta luôn có bổn phận là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, luôn lấy chữ “hiếu” làm đầu. Để thể hiện lòng biết ơn chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện như qua lời nói hay hành động. Dưới đây là một số bài văn mẫu về lòng hiếu thảo Toploigiai do biên soạn, mời các bạn tham khảo.


Dàn ý Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo - Mẫu số 1

* Mở bài

- Tầm trọng của lòng hiếu thảo trong mỗi con người, mỗi gia đình

* Thân bài

- Lòng hiếu thảo luôn hiện hình trong mỗi con người, lòng hiếu thảo là sự kính yêu, tôn trọng bản thân dành cho các tầng lớp sinh ra và nuôi dạy mình lớn lên.

- Biểu hiện của lòng hiếu thảo: Ngoan ngoãn, nghe lời, chăm chỉ học tập, yêu thương gia đình,….

- Nếu một người không hiểu được thế nào là lòng hiếu thảo và thực hiện nó thì đích thị là người không tốt

- Lòng hiếu thảo có thể là sợi dây vô hình gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau

- Lòng hiếu thảo giúp bản thân có giá trị đạo đức

* Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của lòng hiếu thảo

- Liên hệ bản thân: phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?


Dàn ý Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo - Mẫu số 2

* Mở bài

- Khái quát về lòng hiếu thảo trong cuộc sống

* Thân bài

- Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng, quan tâm, chăm sóc của con cái đối với ông bà, cha mẹ và có hành động, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.

→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có.

- Hiếu thảo: biết vâng lời, biết lắng nghe và biết cảm thông, chia sẻ những vất vả của cha mẹ.

 - Hiếu thảo: là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, biết hiếu thảo sẽ được yêu thương, tôn trọng và là tấm gương sáng cho mọi người noi theo; hiếu thảo giúp xã hội phát triển tốt đẹp.

- Trong xã hội còn một số những người bất hiếu, đạo đức suy đồi, nhận thức sai lầm còn trách móc, đòi hỏi cha mẹ.

* Kết bài

- Bài học nhận thức

 

Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo

Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo - Mẫu 1

Hiếu thảo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, đó là một nét văn hóa đẹp. Hiếu thảo cũng là một phẩm chất đẹp đáng để mọi người noi theo.

Hiếu thảo là sự kính trọng, yêu thương ông bà, ba mẹ. Hiếu thảo được thể hiện bằng lời nói, hành động yêu thương, phụng dưỡng, chăm sóc mọi người trong gia đình hoặc là hành động thờ phụng tổ tiên sau khi họ qua đời. Trong hệ thống đạo đức của Nho giáo, hiếu thảo được đặt làm trung tâm. Điều đó có thể đủ hiểu được lòng hiếu thảo được đặt nặng như thế nào, một người con hiếu thảo chắc chắn sẽ là một người tốt. Ngày còn nhỏ, chúng ta chỉ cần ngoan ngoãn, ăn no ngủ kĩ, nghe lời cha mẹ cũng là hiếu thảo. Khi chúng ta đã lớn lên, cha mẹ hay ông bà đã về già thì lúc đã trọng trách hiếu thảo của chúng ta cũng lớn theo. Khi đó chúng ta có trách nhiệm phải phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ, ông bà. Ông bà, cha mẹ luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho mình, có công sinh thành và nuôi dưỡng. Vì vậy chúng ta phải có lòng hiếu thảo với cội nguồn, thân tộc đó chính là chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra. Người có lòng hiếu thảo sẽ luôn nhận được sự yêu mến, kính trọng của mọi người. 

Lòng hiếu thảo thể hiện qua việc lối sống tình nghĩa, đó là nét đẹp của đạo đức trong mỗi người. Đối với những người vô ơn bội nghĩa, không biết kính trọng những công lao mà người sinh thành đã hi sinh cho mình đáng để xã hội lên án. Từ đó ta có thể hiểu rõ được câu nói : “Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu”.

Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo

Viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo - Mẫu 2

Để có sự tồn tại của chúng ta trên cõi đời này đều nhờ công ơn sinh thành của cha của mẹ. Và bổn phận của chúng ta là luôn phải đặt chữ hiếu lên đầu. Vậy để thể hiện mình là một người có hiếu thì chúng ta phải làm gì?

Lòng hiếu thảo chính là thái độ, sự kính trọng mà bản thân dành cho cha mẹ, ông bà của mình. Lòng hiếu thảo là phẩm chất mà bất cứ ai cũng nên có và phải có vì nó là một phẩm chất để quyết định được phẩm chất đạo đức, con người của bạn. Mẹ đã phải mang nặng đẻ đau, hi sinh cả tuổi thanh xuân cho chúng ta, người cha thay cả gia đình gồng gánh hết vất vả, bão tố ngoài kia để chúng ta được sống trong một mái ấm bình yên. Họ có thể hi sinh, dành tất cả những thứ tốt đẹp nhất cho chúng ta, đó chính là lí do để chúng ta sống để báo hiếu. Khi cha mẹ vẫn còn trẻ khỏe thì chúng ta có bổn phận phải yêu thương, ngoan ngoãn, nghe lời. Đến khi cha mẹ đã về già yếu, bệnh tật thì chính là lúc chúng ta phải chăm sóc, phụng dưỡng lại cha mẹ. Tuy vậy, trong cuộc sống vẫn luôn có những người con, người cháu vong ơn bội nghĩa, bất hiếu, đánh đập và có một vài trường hợp tàn nhất đến mức giết chết người đã sinh thành ra mình. Thật là tàn nhẫn, không có tính người, không có một hình phạt nào có thể đủ để họ trả giá cả! Khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn nghe lời bố mẹ để sớm thành tài, trở thành một công dân có ích cho đất nước, không phụ lòng cha mẹ.

Nói tóm lại, con người ai ai cũng nên có phẩm chất lòng hiếu thảo trong mình. Mọi người sẽ nhìn vào cách bạn báo hiếu với cha mẹ, ông bà như thế nào để đánh giá con người bạn. Vì vậy, hãy luôn đặt chữ hiếu lên trên tất cả để trở thành một người sống có giá trị.

-----------------------------------------

Trên đây là các bài mẫu viết một bài văn khoảng 300 chữ bàn về lòng hiếu thảo Toploigiai biên soạn. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Cảm ơn các bạn

icon-date
Xuất bản : 19/11/2022 - Cập nhật : 15/08/2023