logo

Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề đạo lí được gợi ra từ bài ca dao: Thương cha dãi nắng dầm mưa/ Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu

Mời các em đến với một số mẫu bài viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) ghi lại suy nghĩ của em về vấn đề đạo lí được gợi ra từ bài ca dao: Thương cha dãi nắng dầm mưa/ Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu/ Làm trai chữ hiếu làm đầu/Bánh in bột nếp mua hầu mẹ cha.


Mẫu số 1

Thương cha dãi nắng dầm mưa
Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu
Làm trai chữ hiếu làm đầu
Bánh in bột nếp mua hầu mẹ cha

Ngay từ đầu bài ca dao, người đọc đã được thấy công lao như trời, như biển của bậc sinh thành. Cha thì dãi nắng dầm mưa, mẹ thì đi sớm về trưa vất vả lo cho con từng bữa cơm manh áo. Người làm con cũng hiểu được nỗi khổ tâm của cha mẹ, vậy nên trước đó mới có một chữ “thương”. Ngoài ra, bánh in là loại bánh đặc sản của Huế, xưa kia dùng để tiến vua và hiện nay có nhiều hương vị rất riêng. Nhưng có một điểm không bao giờ thay đổi, chính là ý nghĩa của bánh, dùng khi gia đình tụ họp, thể hiện được sự tròn đầy hạnh phúc. Qua hình ảnh bánh in bột nếp, người con muốn thể hiện mong muốn được báo đáp công ơn của cha mẹ, muốn được phụng dưỡng cha mẹ khi về già. Cả bài ca dao là lời ca ngợi công lao của cha mẹ, bên cạnh đó răn dạy người làm con phải giữ trọn chữ hiếu. Đây cũng là một đạo lý chúng ta phải khắc ghi khi làm người, để không phụ ơn nghĩa sinh thành dưỡng dục.


Mẫu số 2

Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề đạo lí được gợi ra từ bài ca dao: Thương cha dãi nắng dầm mưa/ Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi con người ngày càng bị cuốn vào guồng quay của công việc, của cuộc sống nhưng lại quên mất con đường trở về nhà. Bài ca dao trên như lời nhắc nhở về công ơn như trời như biển của mẹ cha, răn dạy con cháu luôn ghi nhớ sự hy sinh này. Vậy nên, làm con phải giữ tròn đạo hiếu, sau này phụng dưỡng cha mẹ mà không dựa trên trách nhiệm “trả nợ”. Vì làm sao chúng ta có thể trả hết được công ơn sinh thành? Bài ca dao đã thể hiện sâu sắc đạo lý làm người, đặc biệt là đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao đã nhắc nhở chúng ta phải luôn ghi nhớ và thực hiện tốt đạo hiếu đối với những người có công ơn sinh thành và dưỡng dục. 


Mẫu số 3

Thương cha dãi nắng dầm mưa
Thương mẹ đi sớm về trưa dãi dầu
Làm trai chữ hiếu làm đầu
Bánh in bột nếp mua hầu mẹ cha

Bài ca dao trên đã thể hiện sâu sắc đạo lý làm người, đặc biệt là đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao mở đầu giản dị, mộc mạc nhưng đã thể hiện được tình cảm thương yêu, trân trọng của người con dành cho cha mẹ. Cha mẹ là những người đã sinh ra, nuôi dưỡng và làm lụng vất vả chỉ mong cho con cái nên người. Những người đi trước đã trải qua biết bao vất vả, nhọc nhằn để cho ta được hưởng cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Hai câu thơ đã cho thấy được sự thấu hiểu và cảm thông của người con đối với những vất vả, gian lao mà cha mẹ đã phải trải qua. Vậy nên, cuối cùng mới có câu răn dạy cách làm người: đó là đặt chữ hiếu lên làm đầu, không được quên công lao của những người đã sinh thành và dưỡng dục.

icon-date
Xuất bản : 25/12/2023 - Cập nhật : 25/12/2023