logo

Phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già

Dưới đây là bài phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già hay, chi tiết. Mời các em cùng theo dõi nhé!


Dàn ý Phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm

- Nêu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Tình cảnh đáng thương của người đầu bếp già:

- Đôi mắt bị mù vì hơi nóng của bếp lò.

- Ông lão ở trong túp lều canh rách nát và thỉnh thoảng cho ông vài lon florin.

- Ở cùng với người con là Maria.

- Có một chiếc dương cầm kiểu cổ.

* Phẩm chất đáng quý của người đầu bếp già:

- Đôi mắt mù: là dấu vết của thời gian, biểu tượng cho những khó khăn nhọc nhằn, là những sóng gió của cuộc đời mà ông phải đối mặt.

- Luôn giữ cho mình lương tâm trong sạch, liêm khiết không bị vấy bẩn bởi hoàn cảnh.

- Dạy con cách sống, cách làm người => một người cha tốt.

- Yêu thương vợ con.

Phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già (ảnh 1)

- Khao khát cuối của đời người đầu bếp già được nhìn kỹ lại hình ảnh người vợ, thấy khu vườn đã nở hoa như một biểu tượng của sự tái sinh, hòa mình chung vẻ đẹp cuối cùng của quãng đời => Một tâm hồn lạc quan.

3. Kết bài

- Phẩm chất cao quý của người đầu bếp già.

- Những bài học ý nghĩa về cuộc sống.


Phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già

      “Điều quan trọng hơn cả sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng”- Bùi Việt Thắng. Tác phẩm “người đầu bếp già”  là khung cảnh một một buổi tối mùa đông năm 1786 trong ngôi nhà mà đó cũng chẳng phải nhà chỉ túp lều canh rách nát ở sau sân vườn của người đầu bếp cũ- một ông lão mù đang hấp hối vì tuổi già.

      Người đầu bếp hiện lên với đôi mắt bị mù vì hơi nóng của bếp lò từ mấy năm trước. Viên quản lí của bà bá tước cho ông lão ở trong túp lều canh và thỉnh thoảng cho ông vài lon florin. Ông lão ở cùng với người con là Maria, một cô gái mười tám tuổi. Trong chiếc lều rách nát của hai cha con chỉ có vẻn vẹn chiếc giường và vài chiếc ghế cùng một thứ đồ vài thứ đồ đạc. Đặc biệt trong căn lều ấy có một chiếc dương cầm kiểu cổ, cái độc nhất của Maria. Ông lão vì tuổi già yếu, đang hấp hối muốn tìm người đến để rửa tội trước khi chết cho lương tâm mình trong sạch.

      Người đầu bếp già với đôi mắt mù của ông không chỉ là dấu vết của thời gian mà còn là biểu tượng cho những khó khăn nhọc nhằn, là những sóng gió của cuộc đời mà ông phải đối mặt. Cả đời ông luôn chăm chỉ làm việc, không quản ngại khó khăn để lo cho cuộc sống.

Phân tích nhân vật người đầu bếp già trong tác phẩm Người đầu bếp già (ảnh 2)

      Dẫu biết sinh lão bệnh tử là quy luật của cuộc đời con người mà không ai thể tránh khỏi thế nhưng hoàn cảnh của hai cha con trong truyện khiến người đọc không khỏi xót thương đồng cảm. Ngay cả đến khi hấp hối người đầu bếp già vẫn muốn tìm người rửa tội cho mình, muốn cho lương tâm được trong sạch. Ông tuy là một người mù loà, nghèo đói thế nhưng luôn giữ cho mình lương tâm trong sạch, liêm khiết không bị vấy bẩn bởi hoàn cảnh. Ông luôn dạy con cách sống, cách làm người “tôi đã dạy nó không đụng đến một hạt bụi trên bàn người khác”. Chỉ vì tình yêu thương đối với vợ của mình, ông đã lấy trộm trong bộ đồ ăn của bà tước Tun một chiếc đĩa vàng nhỏ, đập vụn ra rồi đem bán, “bây giờ tôi rất khổ tâm khi nhớ lại việc này”. Chỉ quá lo cho vợ của mình, vì hoàn cảnh không cho ông lựa chọn khác, ông lão khổ tâm đến tận lúc hấp hối. Tác giả đã miêu tả rõ những chi tiết ấy làm sáng bật lên những phẩm chất của người dân nghèo, dù nghèo đói nhưng họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất trong sạch, lương thiện. Người đầu bếp già là đại diện của tầng lớp những người nghèo trong xã hội bị áp bức bóc lột bởi tầng lớp thống trị.

      Khung cảnh bên ngoài lạnh lẽo thế nhưng trong túp lều canh của hai cha con vẫn luôn là những khoảnh khắc ấm áp của tình thương, lóe sáng lên trong tâm trí độc giả. Mỗi nốt nhạc của chiếc dương cầm vang lên chạm đến tim độc giả, đó là sự sẻ chia, đồng cảm giữa con người với nhau.
Cuộc sống và cái chết mong manh, khao khát cuối của đời người đầu bếp già là được nhìn kỹ lại hình ảnh người vợ của mình, thấy khu vườn đã nở hoa như một biểu tượng của sự tái sinh, hòa mình chung vẻ đẹp cuối cùng của quãng đời. Tất cả những lời văn đó đã cho thấy một tâm hồn lạc quan, đó là những cảm nhận tinh tế của tác giả khi viết về nhân vật.

      Hình ảnh người đầu bếp già đã để lại trong lòng độc giả những cảm xúc sâu sắc, những suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống. Dù nghèo đói, khổ sở thế nhưng trong tâm trí họ vẫn luôn ánh lên những vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Người đầu bếp già với lương tâm trong sạch, cách dạy con phải biết sống liêm khiết giúp cho cuộc sống của họ trở nên bình tâm, dẫn dắt tâm hồn đến bến bờ của hạnh phúc. Đó là chiến thắng vĩ đại nhất của bản thân ông trong hoàn cảnh đó. 

icon-date
Xuất bản : 06/01/2024 - Cập nhật : 06/01/2024