logo

Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em

Tuyển chọn những đoạn văn mẫu về chủ đề Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em hay nhất được Top lời giải sưu tầm, mời các em cùng tham khảo! 


Kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em - Mẫu số 1

Như thường lệ, cứ đến tối thứ bảy là ba tôi lại kiểm tra tình hình học tập của tôi. Tuần này, tôi đã học hành chăm chỉ, bài kiểm tra toán được 10 điểm, điểm văn cũng khá cao cho nên tôi mong tối thứ bảy lắm.

Vừa xoa đầu tôi ba vừa hỏi. Tuần này con học hành sao rồi ?

- Dạ, thưa Ba con được 3 điểm mười môn Toán và 1 điểm 9 môn Văn ạ ! Tôi vui vẻ trả lời.

- Ồ, bài văn tả cái bàn học của con hôm trước đấy à ?

- Ba tôi ngạc nhiên và vui mừng hỏi.

- Dạ, cô giáo con khen con tả đạt và tình cảm lắm. Con khoe bởi đó là cái bàn do chính tay ba con đóng nên con mới tả được như vậy, vì con yêu quý nó lắm mà !

- Con gái ba khéo lắm !

Ba tôi khẽ cốc đầu tôi rồi ôm tôi vào lòng.


Kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em - Mẫu số 2

Như thường lệ, cứ vào buổi tối thứ bảy, gia đinh tôi lại có dịp sinh hoạt đầm ấm bên nhau. Hôm nay cũng vậy, đầu tiên, ba tôi hỏi:

- Con trai của ba, trong tuần qua, con học thế nào? Có thành tích gì không?

Tôi vội vàng trả lời:

- Thưa ba, tuần qua con được đến 4 điểm 10 cơ đấy!

- Thế ư? - Ba tôi vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ thốt lên.

Tôi thong thả nói:

- Đó là môn Toán con lên chữa bài, môn Luyện từ và câu, môn Vẽ và trả bài Tập làm văn viết ba ạ.

Ba tôi nói tiếp:

- Thế thì ngày mai chủ nhật, ba sẽ thưởng cho con một chuyến đi chơi ở Suối Tiên, con đồng ý không?

Tôi thích chí cười tít cả mắt.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về văn kể chuyện nhé!

1. Thế nào là kể chuyện?

 - Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay  một số nhân vật. 

- Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa 

2. Nhân vật trong văn kể chuyện? 

- Nhân vật trong truyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,… được nhân hóa. 

- Hành động, lời nói, suy nghĩ,… nói lên tính cách của nhân vật ấy.

Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập của em

3. Phương pháp thực hiện một bài văn kể chuyện

Các em dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện để thực hiện bài văn viết theo yêu cầu đề bài. Để viết một bài văn kể chuyện, các em tuần tự làm các bước sau:

Bước 1: Đọc kĩ đề, phân tích yêu cầu đề bài.

- Đọc kĩ đề bài, gạch dưới mệnh lệnh đề ra (là các từ: kể, viết tiếp, hãy tưởng tượng và kể, thay lời nhân vật, đóng vai, phát triển...); xác định vị trí nhân xưng khi kể chuyện.

Mệnh lệnh đề bài giúp các em nhận dạng hình thức kể chuyện thuộc dạng nào: văn kể chuyện cơ bản hay văn kể chuyện sáng tạo.

- Ở văn kể chuyện cơ bản: các em là người dẫn chuyện.

- Ở văn kể chuyện sáng tạo: các em có thể là nhân vật trong truyện, kể chuyện theo lời kể của một trong các nhân vật trong truyện, các em xây dựng cốt truyện riêng theo cốt truyện cơ bản kết hợp với trí tưởng tượng của chính các em.

Việc phân biệt được dạng văn nào rất quan trọng vì các em sẽ thực hiện bài viết của mình đúng vị trí nhân xưng dẫn chuyện theo đề bài yêu cầu.

Bước 2: Nắm vững nội dung câu chuyện kể

- Câu chuyện kể thuộc loại gì? (Truyện cổ tích, truyện theo chủ đề, truyện đã nghe thầy cô giáo kể, truyện trong chương trình học...).

Các em tìm đọc nội dung truyện kể đó.

- Nội dung câu chuyện sắp kể có thể được thể hiện bằng một đoạn kịch, một bài thơ. Các em phải nắm vững nội dung đoạn kịch, bài thơ đó.

- Câu chuyện sắp kể là một chuyện thực tế (các em chứng kiến hay tham gia).

Các em ghi lại diễn biến các sự việc đã xảy ra theo trình tự thời gian hoặc không gian.

Bước 3: Lập bàn bài chi tiết.

Dựa vào dàn bài cơ bản văn kể chuyện, lập bàn bài chi tiết theo đề bài cho:

- Mở đầu câu chuyện: nơi chốn, thời gian xảy ra câu chuyện. Giới thiệu nhân vật chính của truyện.

- Diễn biến câu chuyện:

Thứ tự thời gian           

      Nhân vật

Sự việc

Ghi theo câu chuyện         

Ghi từng nhân vật              

Ghi từng sự việc

- Kết thúc câu chuyện: kết quả các sự việc diễn ra như thế nào? Nêu nhận định, cảm xúc của em về câu chuyện.

Bước 4: Trình bày bài viết.

- Mở đầu (mở đầu câu chuyện): vận dụng mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp để giới thiệu câu chuyện định kể.

- Thân bài (diễn biến câu chuyện): kể lại câu chuyện theo diễn biến câu chuyện, các tình tiết của truyện theo trình tự không gian hoặc thời gian.

- Kết luận (kết thúc câu chuyện): vận dụng kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng để kết thúc bài văn.

* Lưu ý quan trọng:

Các em cần phân biệt môn kể chuyện với tập làm văn kể chuyện. Toàn bộ bài làm về chuyện kể trong tập sách này là tập làm văn kể chuyện. Tác giả soạn theo chủ đề nhằm cung cấp tư liệu cho các em làm văn, chương trình bắt buộc là các bài trong sách Tiếng Việt (cũng được soạn trong tập sách này).

4. Ví dụ mẫu về văn kể chuyện

Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:

"Người lớn: 30.000 đồng

Trẻ em trên 5 tuổi: 10.000 đồng

Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"

Đọc xong, ông nói với người bán vé:

- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.

- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.

- Vâng.

- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.

- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.

=> Câu chuyện về lòng tự trọng này có thể nói chính là tấm gương của người bố vô cùng quan trọng để con cái có thể noi theo.

icon-date
Xuất bản : 10/03/2022 - Cập nhật : 10/03/2022

Tham khảo các bài học khác