logo

Viết đoạn văn diễn dịch về 3 câu thơ cuối bài Đồng Chí

Người lính là một đề tài hay và bất tận của các tác giả. Nổi bật giữa hoàn cảnh chiến tranh là tình cảm giữa hai con người trong cùng hoàn cảnh. Mời các bạn đến với các bài viết đoạn văn diễn dịch về 3 câu thơ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu để tìm hiểu thêm về nét đẹp này.


Đoạn văn diễn dịch về 3 câu thơ cuối bài đồng chí - Mẫu số 1

Đồng chí của Tố Hữu là một bài thơ hay và cảm động giữa những con người chung hoàn cảnh. Trong đó, 3 câu thơ cuối đầy lãng mạn và sâu sắc thể hiện rõ nhất sự gắn bó và thân thuộc giữa 2 người lính cùng chung chí hướng. 

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

Câu thơ đầu tiên đã khái quát lại toàn cảnh khó khăn của những người lính. Không chỉ sống trong thời kỳ kháng chiến căng thẳng, đến hoàn cảnh sống cũng rất gian khổ. Thiếu cái ăn, cái mặc là chuyện thường tình, đến thiên nhiên và thời tiết cũng vô cùng khắc nghiệt. Nơi rừng rậm, sương muối buông xuống khiến người lính sốt rét, vầng trán đẫm mồ hôi. Tuy nhiên, họ chẳng nề hà chút khó khăn đó. Tấm lưng kia vẫn tự vào nhau thẳng tắp, tinh thần tập trung để chuẩn bị cho mọi tình huống. Họ luôn sẵn sàng “chờ giặc tới”, sẵn sàng giương súng nhắm vào quân thù. Trái ngược với không khí căng thẳng đó, hình ảnh tựa lưng, cạnh nhau của những người lính lại làm nổi bật lên tình đồng chí và hoàn cảnh tương tự của đồng đội trong những đoạn thơ trước. Giữa những khó khăn bủa vây, phải chăng chính tình cảm sát cánh và thúc giục nơi quê nhà đã khiến họ nắm chắc khẩu súng trong tay? Trên cao kia, mặt trăng treo cao điểm xuyết cho đêm vắng lặng, trên mũi súng như được trang trí thêm, trở nên rung động lạ thường. Với những hình ảnh tương phản và đậm chất ẩn dụ, hình ảnh người lính trở nên đẹp đẽ, và như một bức tượng để cho những thế hệ mai sau tưởng nhớ, kính trọng.

Hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng Chí

Đoạn văn diễn dịch về 3 câu thơ cuối bài đồng chí - Mẫu số 2

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

3 câu trên nằm trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu, thể hiện vẻ đẹp và tình cảm vượt lên trên khó khăn của những người lính trong cuộc kháng chiến. Là một người mang trọng trách trên vai, họ đã bỏ mặc những khó khăn, lo lắng tại nơi quê nhà. Không chỉ vậy, thứ làm người đọc cảm nhận được là hoàn cảnh của những người cùng cảnh ngộ, từ đó làm nổi bật lên tình cảm giữa những kẻ xa lạ. Khi làm nhiệm vụ, không chỉ khó khăn từ cuộc chiến đem đến, mà những người lính còn phải đối mặt với thiên nhiên đầy khắc nghiệt. Sự sống và cái chết chẳng lúc nào lại gần đến như vậy, tinh thần người chiến sĩ luôn phải tỉnh táo và tập trung. Sương muối đọng trên mái tóc, đọng trên bờ mi và khuôn mặt, khiên vầng trán lạnh toát đến đổ mồ hôi. Nhưng chẳng ai chịu buông khẩu súng trên tay xuống cả, họ vẫn tựa lưng, chú ý đến những động tĩnh nhỏ nhất. Bởi vì, vượt lên trên sự sống chết, vượt qua khó khăn và sợ hãi, thứ họ luôn khao khát là sự bình yên nơi quê nhà và sự độc lập cho Tổ quốc. Nổi bật lên đó còn có thêm tình cảm giữa những người đồng đội cùng chung sinh tử. Họ có cùng hoàn cảnh, giờ cùng chịu chung sự khó khăn và sát cánh bên nhau, vậy nên họ sẵn sàng tựa lưng, giao điểm yếu cho người kia. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng trên đầu ngọn súng, là thứ tình cảm vượt qua cả sinh tử. Hình ảnh cuối cùng, ánh trăng sáng treo trên ngọn súng cũng là hai thứ tương phản nhau. Ánh trăng là thứ lãng mạn, là nơi ký gửi nhiều cảm xúc con người và nhà làm nghệ thuật. Trái ngược với nó, đầu súng là thứ gắn liền với cái chết, gắn với chiến trường. Tuy nhiên, tác giả đặt hai thứ cạnh nhau càng khiến cho những yếu tố như tình đồng chí và hoàn cảnh càng thêm rõ nét với người đọc. 

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã trình bày xong một số mẫu bài viết đoạn văn diễn dịch về 3 câu thơ cuối bài Đồng Chí của Chính Hữu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và ôn luyện. Chúc các em học tập thật tốt!

icon-date
Xuất bản : 10/01/2023 - Cập nhật : 23/11/2023