logo

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi Đường" trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định

Đi đường là một trong những bài thơ Đường luật đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới đây là hướng dẫn viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi Đường" trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định. Các em cùng tham khảo đoạn văn để hiểu thêm về vẻ đẹp cốt cách của lãnh tụ nhé!

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi Đường" trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định


Mục lục nội dung

Đoạn mẫu 1

      Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ Đi đường (Tẩu lộ) trong thời gian bị nhà tù Tưởng Giới Thạch bắt chuyển từ nhà lao này đến nhà lao khác. Lời bài thơ thể hiện  những khó khăn, gian lao trên con đường đi đường, cũng là trên con đường chinh phục những thử thách của cuộc đời. Chỉ khi vượt qua những khó khăn đó con người mới có thể chiến thắng được bản thân và hoàn thành những mục tiêu trong cuộc đời.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi Đường" trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định

      Hai câu thơ đầu tiên là hình ảnh người chiến sĩ cách mạng khi đi trên đường, khi đi đường mới biết con đường dài và khó khăn biết chừng nào. Trước mắt là hình ảnh của núi cao, hết lớp núi này đến lớp khác. Điệp từ trùng san lại trùng san khiến cho không gian mở ra với tận cùng của núi đồi. Hình ảnh núi đồi cũng chính là ẩn dụ cho những khó khăn trùng điệp những khó khăn. Cuộc sống này không hề dễ dàng. Con người cần phải tự vượt qua nó và khi chinh phục được nó thì sẽ thấy:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

      Kết quả có được sau khi vượt qua những khó khăn thật ngọt ngào. Chúng ta thấy cả niềm hạnh phúc vỡ òa của người tù cách mạng khi vượt qua được núi cao, đứng trên đỉnh vinh quang sẽ được ‘thu vào tầm mắt cả nước nước non”. Cũng như con đường cách mạng của dân tộc ta, phải vượt qua những gian lao, thử thách thì mới có ngày đạt được thắng lợi, vinh quang. Bài thơ chỉ nói về chuyện đi đường nhưng qua đó gửi gắm rất nhiều những bài học quý giá của cuộc sống: đó chính là ý chí, nghị lực và thái độ của con người trước những thử thách, khó khăn trong cuộc sống. Chỉ cần chúng ta cố gắng thì chắc chắn sẽ chinh phục được và kết quả sẽ đến rất ngọt ngào.


Đoạn mẫu 2

      “Tẩu lộ” mượn chuyện đi đường để ẩn dụ về những khó khăn gian lao trong cuộc đời mà vượt qua đó con người sẽ nhận được kết quả ngọt ngào. Một bài thơ nằm trong tập Nhật ký trong tù đã thể hiện rất rõ chất thép của người chiến sỹ cộng sản. 

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

      Chuyện đi đường tưởng nhỏ nhưng cũng không hề nhỏ vì con đường mà người chiến sỹ đi ở đây là con đường chuyển lao rất vất vả. Chân vướng xiềng, tay bị còng xích, đi đường hàng chục km trên ngày mà không được nghỉ. Khó khăn chồng chất khó khăn với hình ảnh “trùng san” hựu “trùng san” núi tiếp núi, con đường đầy gập ghềnh. Nhưng khi đã vượt qua được những trắc trở ấy thì kết quả thu được sẽ rất ngọt ngào:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

      Vượt qua những dãy núi cao, người chiến sĩ thu vào tầm mắt cả non sông, gấm vóc, tận hưởng thành quả ngọt ngào mà mình đạt được. Từ kinh nghiệm thực tế của chính mình Hồ Chí Minh đã khái quát thành chân lý: cuộc sống này cũng như khi đi đường luôn có những vất vả và khó khăn, không có điều gì là dễ dàng. Muốn chinh phục được nó thì chúng ta phải tự nỗ lực, tự vượt qua, phải rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực, và khi nhận lấy thành quả thì nó rất xứng đáng. Con đường chuyển lao không hề dễ dàng nhưng chúng ta không thấy sự mệt mỏi, than vãn của người tù mà chỉ thấy sự lạc quan, tin tưởng hết mình vào cách mạng. Chất thép từ tác phẩm cứ tự nhiên mà thể hiện như thế đấy. Đó cũng chính là vẻ đẹp của cốt cách, phẩm chất mà chúng ta cảm nhận được từ con người lãnh tụ Hồ Chí Minh.

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ "Đi Đường" trong đoạn văn có sử dụng một câu phủ định. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 25/03/2023 - Cập nhật : 13/07/2023