logo

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám

Mọi thứ trên đời đều có giá trị! Văn chương góp mặt vào hiện thực cuộc sống cũng vậy! Mỗi một câu chuyện đều mang một ý nghĩa, một thông điệp, một bài học giáo dục tư tưởng, tình cảm sâu sắc. “Học đi đôi với hành”, từ lí thuyết suông chuyển hóa thành vốn sống của chính mình. Sau đây, hãy cùng ToploigiaiViết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám”.


Dàn ý Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám

1. Đặt vấn đề

- Thể loại văn học dân gian: là sản phẩm văn học được truyền miệng từ đời này qua đời khác nhằm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt trong đời sống xã hội. Có thể nói, văn học dân gian như dòng sữa mát nuôi dưỡng tâm hồn của bao đứa trẻ.

- Tấm Cám là câu chuyện minh chứng rõ ràng “ở hiền thì gặp lành”.

2. Giải quyết vấn đề

- Câu chuyện xoay quanh nhân vật Tấm – một cô gái hiền lành nhưng số phận lại vô cùng bi đát, bất hạnh.

- Hoàn cảnh: mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, cuộc sống Tấm từ đấy trở nên ngột ngạt, bị hành hạ đến đáng thương. Dì ghẻ ghét bỏ, bắt Tấm làm đủ thứ việc còn người em cùng cha khác mẹ lại sống sung sướng, không đụng tay đụng chân làm bất cứ công việc nào.

- Vì quá khổ, quá tủi thân, Tấm khóc. Chính lúc này, Bụt xuất hiện, thường xuyên cho Tấm những phép màu. Tấm thay đổi đời, lấy được vua.

- Tấm Cám là câu chuyện có nhiều dị bản về kết thúc, song, tất cả đều đưa tới kết cục không tốt đẹp cho mẹ con Cám.

- Ý nghĩa: Câu chuyện là quan niệm của người xưa, ở hiền sẽ gặp lành. Khi chúng ta sống tử tế, sống tốt bụng thì mọi chuyện từ bất hạnh cũng hóa tươi sáng. Đối với những người độc ác, luôn bày mưu tính kế hại người, thì cuối cùng, đều sẽ phải nhận cái giá thích đáng.

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám

3. Kết luận vấn đề

Tấm Cám có lẽ câu chuyện yêu thích của nhiều trẻ em, thậm chí là người lớn bởi tính giáo dục sâu sắc. Đó là bài học khuyên răn con người nên sống đạo đức, sống hiền lành.


Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám

      “Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, câu tục ngữ quá đỗi quen thuộc của tất cả chúng ta khi luôn tự nhắc nhở bản thân, hay chứng kiến những hành động trái với luân thường đạo lí… Cách đối xử nhân thế của một cá nhân, một tổ chức sẽ quyết định việc bạn “thăng hoa” hay “bế tắc”. Quan niệm này, đã được hình thành từ rất lâu, và được thể hiện ngay chính trong tác phẩm dân gian có tên “Tấm Cám”.

      Gọi là văn học dân gian lẽ bởi nó mang tính truyền miệng chủ yếu. Trong những buổi sản xuất sinh hoạt, ban đầu, những người nông dân muốn tìm cái gì đấy để giải tỏa, tìm cái niềm vui phấn khởi trong công việc, dần dà về sau, mô hình này phát triển. Khi là những câu hò đùa bâng quơ, khi là những câu chuyện ngắn bình phẩm. Lẽ dĩ nhiên, tiếng đồn một xa, vì vậy, văn học dân gian từ hình thức truyền miệng chuyển sang ghi chép để không bị mai một. Tác giả của những tác phẩm này luôn là một dấu chấm hỏi lớn bởi đó là quá trình của một tập thể.

      Bàn tới câu chuyện dân gian “Tấm Cám”, độc giả ngay từ những lời mở màn đầu có thể cảm nhận được một cô gái lương thiện nhưng số phận lại vô cùng oái ăm, bất hạnh. Mẹ mất sớm, bố lấy vợ hai, một thời gian sau, bố cũng rời bỏ Tấm để đến thế giới mới. Cuộc sống Tấm bắt đầu chuyển hóa từ đây.

      Người xưa vẫn thường nói rằng, “Mấy đời bánh đúc có xương / Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Đúng thế, sống với mẹ Cám – người mẹ kế, Tấm không được một ngày nghỉ ngơi. Tuổi còn nhỏ nhưng công việc mỗi ngày làm không xuể. Mọi thứ trong gia đình đều do Tấm tự tay làm, nuôi sống gia đình. Còn hai mẹ con lại nhởn nhơ, thậm chí còn đay nghiến Tấm. Tấm mò cua bắt ốc, Tấm nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, lấy nước… Không công việc nào không đến bàn tay của Tấm. Một cô gái đang tuổi ăn tuổi lớn, khi người em cùng cha khác mẹ được ăn uống sung sướng, nhàn hạ thì Tấm lại quần quật. Cuộc sống Tấm khổ đến nỗi, người đọc muốn ứa nước mắt.

      Đến ngày hội, vì không muốn cho Tấm đi mà bà mẹ kế đáng ghét đấy đã trộn thóc và gạo yêu cầu Tấm phân loại. Vừa nhặt vừa khóc, lúc này, Bụt xuất hiện, giúp đỡ cô. Bụt còn chọn cho cô bộ quần áo đẹp. Tấm đến hội lộng lẫy, đẹp đẽ vô cùng. Vì vội trở về nhà, Tấm đánh rơi chiếc giày. Về sau, Tấm được làm hoàng hậu bởi nhà vua đã tìm được chủ nhân chiếc giày bị đánh rơi. Cuộc sống tấm những tưởng từ nay sẽ an thân, nhưng không, mẹ con Cám luôn tị nạnh, ghét bỏ. Chưa bao giờ hai người ác nhân đấy ngừng nghĩ cách hại Tấm. Tấm mất khi trèo lên cây cau trong lần làm giỗ cho bố vì bị mẹ con Cám chặt cây. Khi chuyển kiếp thành chim vàng anh, Tấm bị Cám giết. Khi hóa thành cây xoan đào, Tấm cũng bị hãm hại… Và cho đến khi Tấm biến thành Thị, nhà vua nhận ra trong lần nghỉ chân tại hàng nước, Tấm được trở về với vua, được sống trong hoàng cung nguy nga. Còn Cám bị trừng trị, bà mẹ kế cũng vì vậy mà chết theo con. Kết cục của hai mẹ con Cám khiến người đọc hả hê bởi đó là sự trừng phạt thích đáng.

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám

      Khi con người quá khổ, không thể tìm được một người có thể bám víu, những người sáng tạo đã sáng tạo thêm nhân vật không có thật – ông Bụt để giải quyết, để mong muốn Tấm được thay đổi. Ông Bụt liên tiếp xuất hiện vào những lúc Tấm khó khăn, uất ức không thể nói thành lời. Cái quan niệm “ở hiền gặp lành” dù ở thời đại nào nó đều chuẩn xác. Bởi khi chúng ta sống tốt, dù sớm hay muộn, chuyện tốt sẽ đến với chúng ta. Những người sống thất đức, sống ác, sớm muộn sẽ gặp quả báo. Trên đời này, ngoài tòa án pháp luật, còn tòa án lương tâm.

      Văn học dân gian “Tấm Cám” đã để lại trong lòng bạn đọc từ xưa đến nay bài học đạo đức vô cùng ý nghĩa, mà tôi có thể khái quát thành câu tục ngữ mà ông cha ta vẫn thường giáo dục con cháu “trời xanh có mắt”

--------------------------------------

Trên đây là bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian Tấm Cám do Toploigiai biên soạn. Mong rằng với nội dung tham khảo này sẽ giúp ích các bạn hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 22/05/2023 - Cập nhật : 20/08/2023