logo

Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

Thiên nhiên qua nhãn quan của các thi sĩ luôn là cái gì đấy gây nức lòng người đọc. Khi đứng trước vẻ đẹp diễm lệ đấy, cảm xúc tuôn trào không thể không xuất khẩu thành thơ. Lê Thánh Tông cũng vậy! Sau đây, mời các bạn theo chân Toploigiai “Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh”.


Dàn ý Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Thơ ca là cội nguồn của cảm xúc.

- Vấn đề: Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh.

Thân bài

- Giới thiệu chung: Rút trong tập “Hồng Đức quốc âm thi tập”, thể thơ bát cú lục đường, miêu tả một cuộc sống thái bình hiếm có trong xã hội phong kiến xưa.

- Bình luận:

+ 2 câu đầu: Tiếng trống sang canh, điểm bằng chòm sao Bắc Đẩu trên bầu trời mỗi lúc một sáng – dấu hiệu màn đêm buông xuống.

+ 2 câu tiếp theo: Khung cảnh tĩnh mịch bị khuấy động bởi tiếng chim gù ẩn sau màn lá xanh.

+ 2 câu tiếp: Cảnh đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

+ 2 câu cuối: Niềm hạnh phúc của nhà vua khi dân chúng được ấm no, hạnh phúc.

- Nhận xét: Mong muốn xây dựng cuộc sống thái bình thịnh trị của vua Lê Thánh Tông, những đóng góp mà Người dành cho đất nước vào thời gian ngự trì.

Kết bài

- Tổng kết vấn đề: Khẳng định ý nghĩa của bài thơ, giá trị còn mãi đối với lịch sử, dân tộc về thời kì thịnh vượng hiếm có trong xã hội xưa.

Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

“Thơ ca là cội nguồn của cảm xúc”. Thơ luôn từ tận đáy lòng của người nghệ sĩ. Bao đời này, thơ ghi dấu với người đọc không chỉ bởi lời dễ thuộc mà còn chính bởi cái tài của người cầm bút. Những con người tài hoa góp chữ làm đẹp cho đời. Đến với Lê Thánh Tông – một vị vua nổi tiếng tài giỏi vào thế kỉ XV đã sáng tác bài thơ “Vịnh năm canh” ca ngợi cảnh đêm thu đẹp đến mê hồn:

Tấp tểnh trời vừa mọc Đẩu tinh,

Ban khi trống một mới thu canh.

Đẩu nhà khói tỏa lổng sương hạc,

Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.

Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

Dâng hương kè nọ nện chày kình.

Nhà Nam nhà Bắc đểu no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái hình.

Bài thơ là chùm thơ liên hoàn của Lê Thánh Tông, thuộc tác phẩm chữ Nôm “Hồng Đức quốc âm thi tập”, được viết ở thể bát cú lục đường. Đây là bài thuộc canh một, diễn tả không khí đêm thu thịnh vượng. Trong xã hội phong kiến, hiếm có thời kì nào an lạc, hưng thịnh như thời của vua Lê Thánh Tông. Đồng thời, khi công nghệ khoa học chưa phát triển như ngày nay, người ta chia thời gian làm năm canh, cứ qua một canh sẽ được điểm bằng tiếng trống.

Tấp tểnh trời vừa mọc Đẩu tinh,

Ban khi trống một mới thu canh.

Dấu hiệu cho màn đêm buông xuống, ấy là lúc trên bầu trời mênh mông bạt ngàn, sao Bắc Đẩu dần hiện lên, mỗi lúc một sáng điểm tô trên nền thẫm chuẩn bị ngả màu sang đen. Vào chính khoảnh khắc đó, âm vang của trống đánh dấu một canh đã tới.

“Đẩu nhà khói tỏa lổng sương hạc,

Sườn núi chim gù ẩn lá xanh.”

Thấp thoáng đâu đây là ngôi nhà tỏa khói mờ ảo lẩn vào màn sương nhè nhẹ. Mọi thứ dường như chìm vào khung cảnh thơ mộng, trữ tình. Lấp ló sau sự yên tĩnh của cảnh vật là tiếng hót của chim ẩn trong lá xanh mơn mởn. Cảnh tĩnh có động, làm xáo động cả không gian. Sự hòa quyện này khiến người ta gợi lên cảm giác thư thái, có sức sống.

“Tuần điếm kìa ai khua mõ cá,

Dâng hương kè nọ nện chày kình.”

Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh

Tiếng mõ cá gợi lên sự náo nhiệt của một vùng quê. Đó là âm thanh đời sống sinh hoạt, sản xuất của dân làng. Lê Thánh Tông bày tỏ sự hạnh phúc khi dân chúng được an bình tham gia hoạt động mà không có bất kì sự cản trở, náo loạn nào. Không chiến tranh, đời sống con người được cải thiện hơn. Với lê Thánh Tông, chỉ khi xã hội được ổn định thì cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc. Và giờ đây, khi được nghe tiếng mõ cá, nhà vua không giấu nổi lòng mình. Đó là niềm vui lớn nhất của đấng quân vương. 

“Nhà Nam nhà Bắc đểu no mặt,

Lừng lẫy cùng ca khúc thái hình.”

Khép lại bài thơ là hai câu thơ thể hiện rõ tình cảm của tác giả. Bắc Nam thái bình, dân chúng được ấm no, đời sống từ chính trị, văn hóa đến xã hội ổn định. Chính bởi lẽ đó, mà ông cho rằng, đây là khúc ca lẫy lừng. Phải vậy, trước đời vua Lê Thánh Tông, người dân thời kì đấy phải trải qua nhiều giai đoạn khốn khó, tuy có bình yên nhưng không lâu, chiến tranh làm tổn hại nhiều mặt, cuộc sống người dân khốn khó, không đủ ăn, đủ mặc. Đói nghèo cùng những hệ lụy khác. Đến khi ông lên ngôi, đất nước đã yên ổn hơn rất nhiều. Là thiên tử, với tác giả, không gì đáng quý hơn khi giúp dân sống tốt. Đó là niềm vui, sự hạnh phúc đến tự hào. Một người hết lòng vì dân, cho đến nay, khi nhắc lại, người đời vẫn luôn dành sự ngưỡng mộ tới người.

Bước ra từ kiếp lầm than, đời sống ngày một cải thiện, không gì hơn đó là niềm hạnh phúc! Cảnh thu đêm yên bình về một làng quê không chiến tranh, cảnh thu đêm mang tới những âm thanh tươi mát, giàu sức sống bởi hoạt động của con người, của thiên nhiên. Viết nên bài thơ này, là cả một tấm lòng hết mực vì dân của Lê Thánh Tông. Bên cạnh tài năng chính sự, ông đã dùng vần thơ của mình để giãi bày tâm sự của mình, mong muốn một đất nước thịnh vượng. Thời gian đã qua đi, nhưng sự đóng góp của Lê Thánh Tông về một triều đại đáng để sống vẫn còn luôn ghi dấu trong lòng bao thế hệ. Bài thơ mô phỏng được xã hội yên bình hiếm có trong xã hội phong kiến. Người đọc không khỏi trầm trồ ngợi ca và tự hào về tài năng của vua Lê.

Như vậy, thông qua bài thơ “Vịnh năm canh” của nhà thơ Lê Thánh Tông, chúng ta phần nào hiểu hơn về xã hội dưới thời ông ngự trị. Đó là cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thái bình thịnh trị. 

----------------------------

Trên đây là bài Bình giảng bài thơ Vịnh năm canh do Toploigiai biên soạn. Mong rằng với nội dung tham khảo này sẽ giúp ích các bạn hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất!

icon-date
Xuất bản : 22/05/2023 - Cập nhật : 19/08/2023