logo

Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm:  Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?

A. Nghiên cứu và viết lịch sử.

B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.

C. Soạn thảo văn bản cho triều đình.

D. Quản lý việc học tập của con em quan lại.

Trả lời: 

Đáp án đúng: B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.

Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích: Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.


Kiến thức mở rộng về Viện Sùng chính


1. Viện Sùng chính

- Sùng chính Thư viện do vua Quang Trung lập nên vào cuối năm 1791, xây dựng ở núi Bùi Phong, xã Nam Hoa (nay thuộc xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) và cử La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp làm Viện trưởng với nhiệm vụ tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi. 

[ĐÚNG NHẤT] Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?

Theo đó, Viện Sùng chính là cơ quan thu thập, tàng trữ sách vở của cả nước, cùng nhiệm vụ tổ chức dịch các sách "Tiểu học" và "Tứ thư" của Trung Quốc ra Quốc ngữ "Chữ Nôm" để dạy học...


2. Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn

– Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam phản ánh hệ thống trường học và chế độ khoa cử nước Đại Việt từ năm 1778 đến năm 1802 trong vùng đất do nhà Tây Sơn quản lý.

- Trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, hai dấu ấn lớn nhất do nhà Tây Sơn để lại là việc đưa chữ Nôm vào khoa cử và mở rộng hệ thống trường học đến địa phương cấp xã


3. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc

- Cuối thế kỉ XVIII, đất nước trải qua chiến tranh, loạn lạc kéo dài. Ruộng đồng bị bỏ hoang, xóm làng xơ xác, công thương nghiệp đình trệ

- Sau khi giành độc lập, vua Quang Trung bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.

- Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.

- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.

- Ban bố “Chiếu lập học”, các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.

- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Vua Quang Trung giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.


4. Giáo dục

- Chữ Nôm là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán từ nhiều thế kỷ trước và trở thành thứ văn tự riêng ghi lại chân thực tiếng nói của người Việt. Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm chữ Hán ra chữ Nôm. Đến thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh...

- Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789), Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến khác.

- Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập ra Viện Sùng chính vào cuối năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Quang Trung đã giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi.

- Tham gia công việc dịch sách ngoài Nguyễn Thiếp có các danh nho như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch. Đến tháng 5 năm 1792, các sách Tiểu học như Dương tiết, Minh tâm, Thuyết ước… và Tứ Thư gồm Đại Học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử được dịch xong, đóng thành 32 quyển và gửi vào Phú Xuân cho Quang Trung. Quang Trung khen ngợi và lệnh cho quan bản trấn (Nghệ An) cấp thêm cho Nguyễn Thiếp hơn 20 viên văn thuộc, từ lại giúp cho việc biên lục của Viện Sùng chính để dịch tiếp Kinh Thư, Kinh Dịch.

- Cùng việc lập Viện Sùng chính, Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã mà các triều đại trước chưa làm được. Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là "Xã giảng dụ". Các "Xã giảng dụ" do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận


5. Khoa cử

- Cũng như việc giáo dục, trong khoa cử, Quang Trung chấn chỉnh lại những tiêu cực thi cử cuối thời Lê – Trịnh (muốn dự thi Hương chỉ cần nộp 3 quan tiền là được dự thi không cần qua sát hạch; việc trông thi thả lỏng cho quay cóp bài và thi hộ...).

- Đồng thời, Quang Trung chính thức đưa chữ Nôm vào khoa cử. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, chữ Nôm được chính thức đưa vào khoa cử. Quang Trung ra quy định trong các kỳ thi, đề thi phải được ra bằng chữ Nôm và đến kỳ tam trường, thí sinh phải làm thơ phú bằng chữ Nôm

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022