logo

Câu nói Nếu bệ hạ muốn hàng giặc

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “ Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của ai?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Thủ Độ

C. Trần Quang Khải

D. Trần Quốc Toản

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Trần Quốc Tuấn

Câu nói “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của Trần Quốc Tuấn.


Kiến thức tham khảo về “Trần Quốc Tuấn”


1. Tiểu sử Trần Quốc Tuấn

- Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn (Sinh năm 1228;  Mất năm 1300) là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột.Nguyên quán,xã Tiến Đức,Hưng Hà,Thái Bình. Là người văn võ song toàn. Trần Hưng Đạo trở thành võ quan nhà Trần khi còn rất trẻ. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.


2. Gia cảnh Trần Quốc Tuấn

- Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn nhỏ mới 11 tuổi, vợ là Lý Chiêu Hoàng, vị vua cuối cùng của dòng họ Lý. Vì nhường ngôi cho chồng nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. 

- Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho Cảnh để chắc có một đứa con cho Cảnh. Liễu nổi loạn. Thủ Độ dẹp tan nhưng tha chết cho Liễu. Song điều này không dẹp nổi lòng thù hận của Liễu. Vì thế Liễu kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng. Người con trai ấy chính là Trần Quốc Tuấn. 

- Song, cuộc đời Trần Quốc Tuấn trải qua một lần gia biến, ba lần quốc nạn và ông đã tỏ ra là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng.


3. Trần Quốc Tuấn cùng nhà Trần ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên 

a. Lần thứ nhất:

- Hoàn cảnh:

+ Đầu thế kỷ XVII, đế quốc Mông Cổ từ Thái Bình Dương đến Bắc Hải, đội quân hiếu chiến, rất giỏi cưỡi ngựa bắn cung. 

+ Hốt Tất Liệt lên ngôi, đổi thành nhà Nguyên, là Nguyên Thế Tổ, đem quân đánh chiếm nhà Tống bên Tàu. Từ đó cả nước Tàu bị Mông Cổ cai trị.

+ Khi Hốt Tất Liệt đem quân đánh nhà Tống, có sai một đạo binh đánh lấy nước Nam ta. Tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai bảo vua Trần Thái Tông về thần phục Mông Cổ, đặt nhiều điều kiện khắc nghiệt, phải sang chầu Mông Cổ, hằng năm phải triều cống, nộp sổ đinh, sổ điền.... Trần Thái Tông chẳng những không chịu, mà còn bắt giam sứ Mông Cổ, rồi sai Trần Quốc Tuấn tức Trần Hưng Đạo đem quân giữ phía Bắc. Lúc bấy giờ là năm 1257.

- Diễn biến:

+ Mông Cổ tức giận, kéo binh từ Vân Nam theo đường sông Thao Giang thuộc Hưng Hóa, xuống đánh Thăng Long.

+ Trần Hưng Đạo quân ít, phải lui về Sơn Tây. Vua Trần Thái Tông tự cầm quân ra trận, nhưng cũng chống không nổi, phải bỏ kinh đô rút về Hưng Yên. Quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, tiến xuống Đông Bộ Đầu. 

+ Quân Mông Cổ vào thành, thấy 3 sứ giả Mông Cổ còn bị trói, giam trong ngục. Ngột Lương Hợp Thai tức giận, cho quân cướp phá, giết cả nam phụ lão ấu trong thành, không chừa một người nào.

+ Ngày 24 tháng 12 âm lịch năm 1257 (tức 28 tháng 1 năm 1258), vua Trần Thái Tông cùng thái tử 18 tuổi Trần Hoảng  ngự lâu thuyền tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đánh tan quân Mông Cổ, giải phóng Thăng Long. Chiến tranh kết thúc, Quốc Tuấn vẫn giữ nguyên tước cũ và trở về thái ấp ở Vạn Kiếp

b. Lần thứ hai:

- Hoàn cảnh:

+ Tuy bị đánh bại nhưng Mông Cổ vẫn lớn mạnh ở phía bắc, thành lập nhà Nguyên và tiêu diệt Nam Tống vào năm 1279, tiếp giáp với biên giới Đại Việt.

+ Năm 1282, nhà Nguyên sai Toa Đô mang quân vượt biển đánh Chiêm Thành ở phía nam Đại Việt. Chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Nguyên đến gần.

- Diễn biến:

+ Thái tử nhà Nguyên là Thoát Hoan đem binh mã tấn công Đại Việt theo 3 đường

+ Quân của Thoát Hoan tràn qua Lạng Sơn, dẫn đại binh đánh Chi Lăng, Trần Hưng Đạo, Dã Tượng, Yết Kiêu lui về Vạn Kiếp. 

+ Thoát Hoan uy hiếp Thăng Long, quân Nguyên tấn công Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo lại rút lui, rước vua và Thượng Hoàng vào Thanh Hóa. Mặt trận phía Nam do Thượng Tướng Trần Quang Khải, đem quân đóng những chỗ hiểm yếu ở Nghệ An, để chận đường quân Toa Đô tiến ra phía Bắc. Với chiến lược quân sự của Trần Hưng Đạo, ta giết được Toa Đô, khiến Ô Mã Nhi phải chạy trốn và các tướng sĩ của địch sợ hãi.

+ Thoát Hoan đóng quân ở Bắc Giang, nghe tin Toa Đô tử trận, Ô Mã Nhi đã trốn về Tàu, tướng sĩ đều ngã lòng. Hưng Đạo Vương biết Thoát Hoan tất phải chạy, liền cử Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão đem 3 vạn quân phục sẵn tại bãi sậy, bên sông Vạn Kiếp. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng, để lên xe, bắt quân sĩ kéo chạy.

+ Trong 6 tháng, từ tháng chạp năm 1284 đến tháng 6 năm 1285, Đại Việt đuổi 50 vạn quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, chỉnh đốn giang sơn lại như cũ, cũng nhờ Trần Hưng Đạo có tài Đại tướng.

c. Lần thứ 3 

- Hoàn cảnh:

+ Tháng 3 âm lịch năm 1286, hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt sai Thượng thư tỉnh Áo Lỗ Xích, Bình chương sự Ô Mã Nhi huy động 50 vạn quân, rồi sai hành tỉnh Hồ Quảng đóng 300 thuyền chiến. Hốt Tất Liệt còn sai quân ba hành tỉnh Giang Chiết, Hồ Quảng, Giang Tây chuẩn bị đánh Đại Việt, mượn danh nghĩa đưa phản thần nhà Trần là Trần Ích Tắc về làm An Nam Quốc vương. Tháng 6 âm lịch, vua Trần Nhân Tông xuống chiếu cho vương hầu, tôn thất chiêu mộ binh sĩ. 

* Diễn biến:

- Ngày 14 tháng 11 âm lịch 1287, Trịnh Xiển báo tin cánh quân Vân Nam của Nguyên đánh ải Phú Lương.

- Với tư cách Tổng chỉ huy, Trần Hưng Đạo phân phối quân đội đi các nơi như sau :

– Trần Nhật Duật, Nguyễn Khóai đem 3 vạn quân đón giặc ở Lạng Sơn.

– Trần Quốc Toản, Lê Phụ Trần đem 3 vạn quân giữ Nghệ An.

– Tại biên giới Việt – Hoa, 3 đồn Sa, Từ, Trúc được thiết lập, vì quân ta biết rằng bộ binh của Thoát Hoan thế nào cũng xâm nhập cổng ngõ nầy.

– Trần Hưng Đạo đóng đại quân ở Vạn Kiếp, trên ngọn Phú Sơn . Căn cứ nầy coi như trung tâm hành quân của nước Nam 

- Quân ta dùng kế “Vườn không nhà trống”.Tháng 3 năm 1288, lương thảo mỗi ngày một cạn, các tướng Nguyên bàn với Thoát Hoan nên rút quân. Thoát Hoan thấy quân thế của Hưng Đạo Vương mạnh lắm, chưa thể phá được, bèn nghe lời các tướng

Câu nói Nếu bệ hạ muốn hàng giặc

- Hưng Đạo Vương đoán biết trước, bèn sai Nguyễn Khoái dẫn binh đi đường tắt lên thượng lưu sông Bạch Đằng, lấy gỗ đẽo nhọn, bịt sắt đóng khắp giữa dòng sông, rồi phục binh

- Tướng Nguyên là Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đều bị bắt tại sông Bạch Đằng. Quân ta thu được trên 400 chiến thuyền và bắt được nhiều binh sĩ.

- Hưng Đạo Vương thống lãnh quân Nam đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, rước Thượng Hoàng và Nhân Tông về kinh sư.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022