logo

Chỉ có trong triều đình nhà Trần là chế độ?

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì? ” kết hợp với những kiến thức mở rộng về nhà Trần là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.


Trắc nghiệm: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?   

A. Chế độ Thái thượng hoàng.

B. Chế độ lập Thái tử sớm.

C. Chế độ nhiều Hoàng hậu.

D. Chế độ Nhiếp chính vương.

Trả lời:   

Đáp án đúng: A. Chế độ Thái thượng hoàng.

Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ Thái thượng hoàng

Giải thích:

Thời Trần thực hiện chế độ Thái thượng hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lý đất nước.


Kiến thức tham khảo về “Nhà Trần”.


1. Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh:

+ Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta.

+ Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

+ Vào năm 1225, vua Lý Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Lý Chiêu Hoàng mới lên 7 tuổi. Lúc bấy giờ, Trần Thủ Độ là chú của Trần Cảnh (vị vua đầu tiên của nhà Trần) đang giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ nổi tiếng là người mưu lược. Trần Cảnh đã bố trí cho cháu mình là Trần Cảnh (8 tuổi) vào cung chơi cùng Lý Chiêu Hoàng.

+ Đầu năm 1226, Trần Thủ Độ đã tổ chức một cuộc đảo chính cung đình tuyên bố Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh. Và đến tháng 12-1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Như vậy, 1226 chính là đáp án cho câu hỏi nhà trần thành lập năm nào. Đây là mốc son đánh dấu bước ngoặt của họ Trần trong lịch sử, mở ra triều đại nhà Trần lớn mạnh trong lịch sử dân tộc.


2. Tình hình chính trị

a. Về mặt hành chính

- Năm 1242, nhà Trần đổi 24 lộ, phủ thời Lí thành 12 lộ (nhà Hồ đổi các lộ thành trấn). Dưới lộ (hay trấn) là các phủ, được phủ là châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là các xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở, đứng đầu là Đại tư xã (từ ngũ phẩm lên), Tiểu tư xã (từ ngũ phẩm xuống), đặt xã quan, xã chính, xã sử, xã giám.

b. Bộ máy nhà nước thời Trần

- Thời Trần, Vua chính là người nắm giữ mọi quyền hành. Tuy nhiên trên vua còn có Thái Thượng hoàng – chế độ lưỡng đầu nên có thể xem triều đại này tồn tại 2 vua, phân chia quyền lực để điều hành đất nước.

- Đứng đầu các lộ là an phủ sử, tại phủ là các tri phủ, trấn phủ rồi đến những viên chức như thông phán, thiên phán, tào, vận lệnh úy,…

- Các châu sẽ được quản lý bởi chuyển vận sứ, thông phán, ở huyện sẽ là lệnh úy, chủ bạ cai quản. 

- Người tôn thất sẽ được phong tước vương hoặc tước quân vương, còn việc phong các quan văn võ trong triều thì có các thứ bậc như quốc công, thượng hầu,… Dưới hoàng đế là 3 chức đứng đầu: thái sư, thái phó và thái bảo.

- Các quan được chia làm 2 ban văn, võ được tổ chức chặt chẽ thành các bộ, đài, viện,… Đây là những chức vụ quan trọng nhất cận kề với nhà vua, giúp vua quản lý đất nước.

c. Về quân sự

- Nhà Trần rất chăm lo xây dựng và củng cố quân đội theo phương châm “binh lính cốt tinh nhuệ không cốt nhiều”. Các cuộc tuyển chọn đều được tổ chức thường niên, với sự tham gia của các trai tráng trên 18 tuổi. Ngoài lực lượng quân đội chính quy, nhà Trần cho phép các vương hầu, các chủ trại, phụ đạo tự lập quân đội riêng. Ở các xã, nhà Trần thành lập lực lượng dân binh lo bảo vệ trật tự trị an, khi có giặc, tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương.


3. Tình hình kinh tế 

* Nông nghiệp

- Nhờ thực hiện tích cực các chính sách phát triển kinh tế nên nông nghiệp dưới thời nhà Trần dần được phục hồi và phát triển.Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng

* Thủ công nghiệp

- Biểu hiện của sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần ở lĩnh vực thủ công nghiệp: được nhà nước quản lý, mở rộng và nâng cao tay nghề kỹ thuật. Mở xưởng thủ công nhà nước đạt được nhiều thành tựu: đóng được thuyền lớn ra biển, chế tạo được thuốc súng.

Chỉ có trong triều đình nhà Trần là chế độ?

* Thương nghiệp

- Buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh, các chợ lớn ra đời, buôn hàng chuyến bằng thuyền. Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế lớn của cả nước, thu hút thương gia khắp nơi đổ về buôn bán. Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh, Vân Đồn trở thành thương cảng buôn bán với thương nhân nước ngoài. 


4. Tình hình văn hóa

- Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, người có công với làng, nước,...

- Tư tưởng: Nho, Phật, Đạo

- Sinh hoạt văn hóa: ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,... 


5. Tình hình xã hội 

- Tầng lớp thống trị: Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại, ngày càng có nhiều ruộng đất, nhiều đặc quyền đặc lợi.

- Tầng lớp đại chủ: giàu có, nhiều ruộng đất nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc.

- Tầng lớp bị trị: thợ thủ công, thương nhân, nông dân tá điền, nông nô, nô tì ngày càng đông hơn.

icon-date
Xuất bản : 14/04/2022 - Cập nhật : 13/06/2022