logo

Mục đích ra đời của các phường hội thương hội

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Mục đích ra đời của các phường hội thương hội” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.


Trắc nghiệm: Mục đích ra đời của các phường hội thương hội

A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán

B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa

C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình

D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa

Trả lời: 

Đáp án đúng: A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán

Mục đích ra đời của các phường hội thương hội: Cùng nhau sản xuất và buôn bán


Kiến thức mở rộng về các phường hội thương hội


1. Phường hội, thương hội là gì?

- Phường hội là tổ chức của thợ thủ công cùng nghề liên kết lại với nhau nhằm giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp của mình hoặc của nhà buôn cùng buôn một thứ hàng trong xã hội phong kiến.

- Thương hội là từ ngữ chỉ hội các nhà buôn (cũ)


2. Mục đích của việc tạo ra các phường hội, thương hội trong xã hội phong kiến

- Các phường hội, thương hội trong xã hội phong kiến được ra đời nhằm: giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những người cùng ngành nghề và đấu tranh chống áp bức, sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.


3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại

- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.

- Trong lãnh địa:

+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.

+ Nông nô chỉ phải mua hai thứ là muối và sắt.

+ Không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.

+ Mỗi nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm 1 nghề thủ công nào đó.

[ĐÚNG NHẤT] Mục đích ra đời của các phường hội thương hội
Lãnh địa phong kiến

- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đem đi trao đổi, buôn bán ở những nơi đông người và lập xưởng sản xuất => thị trấn ra đời => thành thị trung đại xuất hiện.

- Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

- Cư dân trong thành thị chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.

- Họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.

- Thành thị trung đại xuất hiện vì: Thủ công nghiệp phát triển sản xuất ra nhiều sản phẩm dẫn tới nhu cầu trao đổi, buôn bán các mặt hàng thủ công nghiệp ngày càng cao

-> Nơi tập trung buôn bán đó hình thành nên các thành thị.

- Điểm khác nhau giữa nền kinh tế trong thành thị với kinh tế lãnh địa là:

 + Nền kinh tế chủ yếu: Ở lãnh địa là nông nghiệp, ở thành thị trung đại là sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

 + Tính chất: Ở lãnh địa là kinh tế khép kín, tự cấp, tự túc. Ở thành thị là kinh tế hàng hóa, các sản phẩm thủ công được sản xuất để trao đổi và buôn bán.


4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biến động to lớn gì?

A. Dân số gia tăng.

B. Sự xâm nhập của người Giéc-man.

C. Công cụ sản xuất được cải tiến.

D. Kinh tế hàng hóa phát triển.

Chọn đáp án: B

Câu 2: Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?

A. Tiêu diệt đế quốc Rô-ma.

B. Thành lập hàng loạt vương quốc mới.

C. Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.

D. Thành lập các thành thị trung đại.

Chọn đáp án: C

Giải thích: 

+ Việc phân chia ruộng đất và ban tước vị cho các tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man làm cho những người này trở nên giàu có và có quyền thế trở thành các lãnh chúa.

+ Đồng thời, quá trình phân phong ruộng đất làm cho nông dân công xã và nô lệ bị mất hết ruộng đất phải làm thuê trong các lãnh địa phong kiến trở thành tầng lớp nông nô.

Hình thành 2 giai cấp chính trong xã hội là lãnh chúa và nông nô → Xã hội phong kiến Tây Âu hình thành.

Câu 3: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. địa chủ và nông dân

B. chủ nô và nô lệ

C. lãnh chúa và nông nô

D. tư sản và nông dân

Chọn đáp án: C

Giải thích: 

+ Các tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man được phong chức tước và ruộng đất trở nên giàu có và có quyền thế trở thành các lãnh chúa.

+ Nông dân công xã và nô lệ bị mất hết ruộng đất phải làm thuê trong các lãnh địa phong kiến trở thành tầng lớp nông nô.

Hình thành 2 giai cấp chính trong xã hội là lãnh chúa và nông nô

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lãnh địa phong kiến?

A. Lãnh địa là trung tâm giao lưu buôn bán thời phong kiến.

B. Lãnh địa là vùng đất thuộc quyền sở hữu của các lãnh chúa phong kiến.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

D. Nông nô là lao động chủ yếu trong các lãnh địa.

Chọn đáp án: A.

Giải thích: 

+ Lãnh địa là vùng đất do vua ban cấp cho quý tộc tăng lữ dưới sự cai quản của các lãnh chúa phong kiến.

+ Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở châu Âu.

+ Hoạt động kinh tê chủ yếu trong các lãnh địa là nông nghiệp mà nông nô là những người trực tiếp tham gia lao động sản xuất.

+ Nền kinh tế trong các lãnh địa là nền kinh tế tự cung, tự cấp chưa có sự giao lưu buôn bán.

Câu 5: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quý tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man

D. Nông dân tự do

Chọn đáp án: C

Giải thích: Những tướng lĩnh quân sự và quý tộc người Giéc-man được phân chia ruộng đất nhiều hơn và được phong tước vị. Họ trở thành những người giàu có và có địa vị → Lãnh chúa.

icon-date
Xuất bản : 12/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022