logo

Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

Đáp án chính xác nhất của Top lời giải cho câu hỏi trắc nghiệm: “Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?” cùng với những kiến thức mở rộng thú vị về thời Đinh - Tiền Lê là tài liệu ôn tập dành cho thầy cô giáo và các bạn học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào? 

A. Vua, quan văn, địa chủ phong kiến

B. Vua, quan lại, một số nhà sư

C. Vua, quan lại trung ương và địa phương

D. Vua, quan lại, thương nhân

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Vua, quan lại, một số nhà sư

Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm vua, quan lại, một số nhà sư


Kiến thức tham khảo về thời Đinh - Tiền Lê


1. Thời nhà Đinh

Nhà Đinh (chữ Nôm: 茹丁, chữ Hán: 丁朝, Hán Việt: Đinh triều) là triều đại quân chủ phong kiến trong lịch sử Việt Nam bắt đầu năm 968, sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước và kết thúc năm 980 khi con của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn.

Nhà Đinh là triều đại mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ tự chủ với một chế độ đứng đầu bởi một Hoàng đế của nước Việt Nam. Vương triều nhà Đinh đã mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập cho nên trong các bộ chính sử kể từ Đại Việt sử ký toàn thư thế kỷ XV, Đại Việt sử ký tiền biên thế kỷ XVIII đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục thế kỷ XIX thì triều đại này đều được các tác giả lấy làm mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên. Tiếp đến, việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng mang ý thức lớn về sự tự tôn của nước Việt, có hàm ý so sánh với các Hoàng đế Trung Hoa.


2. Vài nét về Đinh Tiên Hoàng

Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh 968-979) Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình), con trai ông Đinh Công Trứ, một nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Châu Hoan. Cha mất sớm, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, thường đi chăn trâu, bắt lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước và lấy bông lau làm cờ bày trận giả đánh nhau. Lớn lên rất thông minh, có khí phách và có tài thao lược. Thấy nhân dân khổ sở vì loạn 12 sứ quân, Ông dựng cờ nghĩa, mong lập nghiệp lớn. Đinh Bộ Lĩnh theo về dưới cờ của Trần Minh Công (Trần Lãm) ở Bố Hải Khẩu, được Trần Lãm nhận làm con nuôi. Khi Trần Lãm mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt để dẹp loạn 12 sứ quân. Năm Mậu Thìn (968) sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Tiên Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt

Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào?

3. Đời sống xã hội và văn hóa dưới thời Đinh – Tiền lê

a) Xã hội

Hai giai cấp chủ yếu là thống trị (vua, quan, địac chủ) và bị trị (nông dân, nô tì).

b) Văn hoá

- Giáo dục chưa phát triển.

- Nho giáo bắt đầu xâm nhập.

- Đạo Phật phát triển

- Văn hóa dân gian phát triển: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đánh vật,...

Tầng lớp thống trị thời Đinh - Tiền Lê bao gồm những bộ phận nào? (ảnh 3)

3. Chính sách tôn giáo thời Đinh, Lê nhằm phát triển tam giáo

Tam giáo được đề cập đến trong bài này là Nho, Phật, Đạo. Trong ba tôn giáo đó thì có hai tôn giáo là sản phẩm văn hóa tinh thần của người Trung Quốc, đó là Nho giáo và Đạo giáo. Riêng Phật giáo mặc dù được ra đời từ Ấn Độ, nhưng khi tồn tại và phát triển ở Việt Nam thì người Việt lại chịu ảnh hưởng rất nặng của Phật giáo Trung Quốc. Sở dĩ có hiện tượng trên, theo chúng tôi, vì các cụ nhà ta khi tiếp nhận văn hóa Phật giáo đã bị khúc xạ bởi ánh sáng của Nho giáo và bị chi phối bởi tư tưởng của Đạo giáo. Người Việt xưa kia quan niệm rằng, những nguyên lý cơ bản của tư tưởng triết học, tư tưởng đạo đức của Nho, Phật, Đạo là giống nhau, chỉ có cách diễn đạt là khác thôi. Chẳng hạn, các cụ quan niệm rằng: Nho giáo có tam cương ngũ thường, úy thiên mệnh (sợ mệnh trời), trung thứ… Đạo giáo có tam nguyên, ngũ khí, tu âm, luyện tính; Phật giáo có tam qui ngũ giới, minh tâm kiến tính. Với Nho gia, quả dục là chính nhân quân tử; với Đạo gia, vận khí là trường sinh bất lão; với Phật gia, vô tâm là bất sinh bất diệt… Về phương diện xã hội, Nho giáo lấy kinh bang tế thế để tề gia trị quốc, bình thiên hạ; Đạo giáo lấy việc luyện thân thể để trường sinh bất lão; Phật giáo lấy minh tâm để viên quang phổ chiếu, tịch diệt làm vui… Như vậy, cả ba tôn giáo đều có mục đích chung là góp phần hoàn thiện cái tâm con người, từ đó góp phần ổn định xã hội. Có lẽ vì nhận thức được điều đó mà các vị hoàng đế triều Đinh, Lê có chính sách phát triển tam giáo.


4. Tại sao ở thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?

Thời Đinh - Tiền Lê các nhà sư được trọng dụng, vì:

- Thời kì này, giáo dục chưa phát triển, số người đi học và dạy học rất ít. Đã có một số nhà sư mở lớp học ở trong chùa.

- Nho học xâm nhập vào nước ta, nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư thường là những người có học, giỏi chữ Hán vì vậy được nhà nước và nhân dân quý trọng.

icon-date
Xuất bản : 09/04/2022 - Cập nhật : 09/06/2022