logo

Vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo...”?

Câu hỏi: Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.”?

Trả lời

 “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.” được Vũ Quần Phương khẳng định trong lời bình là bởi, người bình thấy được cái tài năng thực sự của nhà thơ. Chỉ vài nét cơ bản, không cầu kì, khó hiểu; những hình ảnh gần gũi, thân quen lại có thể tạo ra một luồng cảm xúc yêu thương. Cảnh chiều ở làng quê thật bình yên đến nhường nào. Bức tranh thiên nhiên ấy, có cảnh, có người đầy khéo léo.

>>> Xem trọn bộ: Bài Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK 7 trang 98 - Văn Kết nối tri thức

Tìm hiểu bố cục, giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

Bố cục 

Được chia thành 3 phần:

- Phần 1 (từ đầu đến "say đắm của người viết"): Giới thiệu giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi

- Phần 2 (tiếp theo đến "xao xuyến, bay múa, ca hát"): Giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Đường núi

- Phần 3 (còn lại): Khẳng định cái tài của Nguyễn Đình Thi

Giá trị nội dung 

Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp người đọc tiếp nhận bài thơ Đường núi ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. 

Vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo...”?

Đặc sắc nghệ thuật 

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Lối viết hấp dẫn, thuyết phục

- Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, gợi cảm

icon-date
Xuất bản : 12/08/2022 - Cập nhật : 30/11/2022