logo

Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?


Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

Nước là nguồn sống chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể con người.

Trên trái đất có đến 97% là nước mặn, chỉ có 3% là nước ngọt, trong đó có hơn 2/3 lượng nước ngọt tồn tại ở dạng băng và nằm sâu trong lòng đất và chỉ có gần 1/3 lượng nước ngọt có thể sử dụng được.

Theo dự đoán, đến năm 2050 khoảng 70% dân số thế giới sẽ phải đối mặt với nạn thiếu nước, chất lượng nước kém, kéo theo dịch bệnh, và thiếu lương thực.

=> Vì vậy: Xã hội đang ngày càng phát triển nhu cầu nước sạch càng tăng, thế nhưng, nguồn nước sạch là tài nguyên được xem là hữu hạn, đang ngày càng khan hiếm.

- Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ở địa phương

+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

+ Không xả rác, chất thải bẩn vào nguồn nước.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước ngọt,…

+ Hạn chế hóa chất tẩy rửa.

+ Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải

Để hiểu rõ hơn về việc bảo vệ nguồn nước ngọt, mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây


Môi trường nước ngọt là gì?

Nguồn nước mà con người chúng ta dùng để ăn uống sinh hoạt chính là nước ngọt. Nhưng hiểu sâu sắc hơn về khái niệm môi trường nước ngọt là gì, thì chúng được định nghĩa khoa học như sau: "Nước ngọt là nước chứa ít hơn 0.5 phần nghìn các loại muối hòa tan".

Hiện tại, các khối nước ngọt có trong tự nhiên phần lớn là ở các ao hồ, sông suối. Một số lượng đáng kể khác chính là nước ngầm trong lòng đất. Và cả nước chứa tại các kiến trúc nhân tạo do con người tạo ra. Ví dụ như kênh đào, hào rãnh, hồ chứa nước nhân tạo. Nguồn gốc của nước ngọt chủ yếu xuất phát từ thủy giáng từ khí quyển dạng mưa hoặc tuyết.

Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước

Trên trái đất, khoảng 98% lượng nước của chúng ta là nước mặn, và chỉ có 2% là nước ngọt. Trong 2% ít ỏi này, lại có gần 70% lượng nước là tuyết và băng và chỉ có 30% là nước ngầm, dưới 0,5% là nước mặt ở các sông, hồ... Và ít hơn 0,05% trong khí quyển.


Ô nhiễm môi trường nước ngọt

Con người chính là nhân tố chính gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ngọt. Do nhiều cá nhân ý thức kém mà cuộc sống chung của xã hội bị đe dọa.

Điển hình như các công ty vô đạo đức. Vì cái lợi riêng và ảnh hưởng đến cuộc sống chung. Xả ra mội trường hàng tấn nước thải chưa qua xử lý mỗi năm. Các hóa chất độc hại cứ thể thâm nhập vào nguồn nước và trở thành nước sinh hoạt của những hộ dân cư lân cận. Điều này gián tiếp gây ra những hiểm họa chết người.

Những cá nhân thiếu ý thức, xả rác thải sinh hoạt ra hệ thống kênh rạch. Lâu ngày số rác thải này tích tụ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngọt trầm trọng.

Một số vùng nông thôn do cơ sở vật còn kém, lạc hậu, thô xơ. Chất thải sinh hoạt của gia súc gia cầm được xả trực tiếp ra nguồn nước mà không được xử lý. Thời gian dài như vậy khiến chất độc được tích tụ. Ngoài ra việc lạm dụng các loại phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật rồi vứt ra sông hồ đã vô tình làm hại đến đời sống của các sinh vật thủy cư.

Vì sao phải bảo vệ nguồn nước ngọt Ở địa phương em đã có các biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với con người

Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Cụ thể hơn, những căn bệnh do ô nhiễm nước như là các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng nhiều.

Kim loại nặng được thải ra từ công nghiệp có thể tích lũy dần ở các hồ, sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển hoặc động vật có vỏ. Những người ăn phải chúng sẽ bị chậm phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh ung thư

Ô nhiễm nước sẽ không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức, nhưng nó sẽ gây hại cho chúng ta sau khi tiếp xúc lâu dài. Có thể ban đầu chỉ là bệnh ngoài da và sau đó gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.


Biện pháp bảo vệ nguồn nước ở địa phương

- Một số biện pháp để bảo vệ nguồn nước ở địa phương

+ Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn.

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

+ Không xả rác, chất thải bẩn vào nguồn nước.

+ Tuyên truyền về tầm quan trọng bảo vệ nguồn nước ngọt,…

+ Hạn chế hóa chất tẩy rửa.

+ Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải

icon-date
Xuất bản : 30/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2023