logo

Nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống


Bản đồ là gì?

- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hoặc toàn bộ Trái Đất lên một mặt phẳng. Trong việc giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí (như sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn…). Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô của các lục địa trên thế giới.

- Ví dụ:

+ Trong dự báo thời tiết: xác định vị trí và hướng di chuyển của một cơn bão… cần tới bản đồ.

+ Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, xác định phương hướng…

+ Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: việc làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông, qui hoạch các tuyến điểm du lịch… đều cần tới bàn đồ.

+ Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình địa vật trong phòng thủ và tấn công…


Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống

a. Trong học tập

Nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống

Bản đồ được sử dụng như  là một phương tiện để học sinh học tập và rèn luvện các kĩ năng địa lý trên lớp. Đồng thời bản đồ còn được sử dụng hỗ trợ học sinh trong các bài thi kiểm tra Địa Lý nữa.

    Ví dụ như thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí nào đó trên mặt đất mà bạn đang muốn tìm kiếm và còn biết thêm các thông tin như: ở vào đới khí hậu nào, giáp với  biển nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế – xã hội ra sao…

    Qua bản đồ còn so sánh được hình dạng và quy mô giữa các châu lục ; biết được sự phân bố của các dãy núi và độ cao của chúng, biết được độ dải của một con sông, phạm vi lưu vực sông… cũng như sự phân bố dân cư, phân bố các trung tâm công nghiệp…

b. Trong đời sống

Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi

+ Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết... đều phải dựa vào bản đồ.

+ Bản đồ là hình ánh cụ thể của thiên nhiên đã được hệ thống hoá trên máy tính, trên giấy, trên đĩa CD ROM... Ngành sản xuất nào cũng cần đến bản đồ.

+ Phục vụ cho hoạt động quân sự, xây dựng các phương án tác chiến. Bản đồ trong quân sự được chia làm 3 loại.

Bản đồ cấp chiến thuật

Bản đồ cấp chiến dịch

Bản đồ cấp chiến lược


Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

* Khi sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống cần lưu ý một số vấn đề như sau:

+ Vì bản đồ nó có khá nhiều loại được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau nên bạn cần phải chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu

+ Khi đọc bản đồ trước hết cần phải tìm hiểu kỹ về tỉ lệ bản đồ và các ký hiệu trên bản đồ để đọc đúng và hiểu được ý nghĩa của nó

+ Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ

* Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

- Tìm vị trí đối tượng trên bản đồ, mô tả đối tượng (hình dáng, kích thước, quan hệ không gian …) xác định mối liên hệ tương hỗ, nhân quả giữa các đối tượng, yếu tố … mô tả tổng hợp đối tượng cần khám phá trên bản đồ.

- Sử dụng Atlat địa lí đòi hỏi phải so sánh, chồng xếp các bản đồ trong tập Atlat với nhau để tìm ra các kiến thức cần nắm.

- Bản đồ không chỉ là đọc các kí hiệu riêng rẽ của bản đồ, mà cần phải hiểu được mối quan hệ giữa các kí hiệu (đối tượng địa lý) ở bản đồ đó.


Các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống

Nêu các bước để sử dụng bản đồ địa lí trong học tập đời sống

- Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

- Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

- Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 19/11/2023