logo

Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào?


Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí cơ bản

Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách đặt biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,…


Phương pháp ký hiệu

* Đối tượng biểu hiện:

+ Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể.

+ Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

* Các dạng kí hiệu:

+ Kí hiệu hình học

+ Kí hiệu chữ

+ Tượng hình

 * Khả năng biểu hiện:

– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.


Phương pháp chấm điểm

- Phương pháp chấm điểm dùng để biểu hiện các hiện tượng phân bổ tản mạn, phân tán trên lãnh thổ bằng những điểm chấm.

- Ví dụ: Phân bố dân cư, nhất là dân cư nông thôn; phân bố cây trồng, vật nuôi…

- Thực chất của phương pháp này là các điểm chấm ứng với một số lượng nhất định các đối tượng và được bố trí ở chỗ tương ứng của đối tượng đó trên bản đồ. Kết quả là sẽ đưa lên trên bản đồ một số lượng điểm có độ lớn bằng nhau. Tập hợp các điểm đó (độ dày đặc) cho ta khái niệm rõ rệt về sự phân bố của đối tượng, còn số lượng điểm cho phép ta xác định số lượng của đối tượng.


Phương pháp ký hiệu đường chuyển động

Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào.

* Đối tượng biểu hiện

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội.

* Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.


Phương pháp bản đồ - biểu đồ

Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào.

a. Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách nào?

- Phương pháp bản đồ - biểu đồ biểu hiện các đối tượng địa lí bằng cách đặt biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,…

b. Khả năng biểu hiện

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng


So sánh 4 phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí cơ bản

Phương pháp biểu hiện Đối tượng biểu hiện Khả năng biểu hiện
1. Phương pháp kí hiệu

Biểu hiện các đối tượng phân bố theo những điểm cụ thể. 

Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng

- Chất lượng của đối tượng.

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên

và kinh tế-xã hội.

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Khối lượng của đối tượng di chuyển.

- Chất lượng của đối tượng di chuyển.

3. Phương pháp chấm điểm Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm có giá trị như nhau.

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân

chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong các lãnh thổ đó.

- Số lượng của đối tượng.

- Chất lượng của đối tượng.

- Cơ cấu của đối tượng.


Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí khác

* Phương pháp khoanh vùng (vùng phân bố)

Phương pháp này biểu thị những hiện tượng không phân bố đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng đất nhất định. Ví dụ các bản đồ chính trị với diện tích riêng của từng nước. * Phương pháp đường đẳng trị

Đường đẳng trị là những đường nối liền các điểm có cùng chỉ số về số lượng của hiện tượng trên bản đồ. Phương pháp đường đẳng trị dùng để biểu thị các hiện tượng có sự phân bố liên tục hoặc rải rác đều khắp bề mặt như: độ cao của bề mặt lục địa (đường bình độ), độ sâu của đáy biển (đường đẳng sâu), nhiệt độ không khí (đường đẳng nhiệt)…

 * Phương pháp nền chất lượng

Để nêu lên đặc trưng định tính cho các hiện tượng phân bố liên tục trên bề mặt dết (lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật…hay các hiện tượng có sự phân bố phân tán theo khối dân cư) người ta thường dùng phương pháp nền chất lượng để thể hiện trên bản đồ.

* Phương pháp Cartodiagram

Phương pháp này còn gọi là phương pháp bản đồ – biểu đồ là phương pháp thể hiện sự phân bố của các hiện tượng bằng các biểu đồ (diagram) đặt trong các đơn vị phân chia lãnh thổ (thường là đơn vị hành chính).

icon-date
Xuất bản : 01/07/2022 - Cập nhật : 15/11/2023